Tin tức
Cẩm nang về bệnh lỵ trực khuẩn
Key: bệnh lỵ trực khuẩn
Tít: Cẩm nang về bệnh lỵ trực khuẩn
Bệnh lỵ trực khuẩn có thể xảy ra cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Tuy lành tính nhưng lỵ trực khuẩn vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh này mà bất cứ ai cũng cần hiểu rõ để phòng tránh và ngăn ngừa biến chứng bệnh.
1. Triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn
Bệnh do trực khuẩn Shigella gây ra. Căn bệnh này thường gặp ở những nước có nền khí hậu nhiệt đới và kém phát triển. Ở Việt Nam, bệnh có nguy cơ gia tăng và tạo thành dịch trong mùa hè với điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa lũ.
Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra
Sau khi xâm nhập vào cơ thể từ 1 đến 3 ngày, trực khuẩn lỵ bắt đầu gây ra một số triệu chứng như sau:
- Sốt cao.
- Vùng bụng bị đau co thắt, đau theo từng cơn.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau cơ.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Trong phân có máu hoặc chất nhầy.
- Một số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nhưng trực khuẩn lỵ trong phân của họ vẫn có thể lây nhiễm sang cho người khác cho đến vài tuần sau đó.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỵ trực khuẩn
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước: Trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm này để vệ sinh, tắm rửa, nấu ăn,... người bệnh có thể mắc phải bệnh lỵ trực khuẩn.
- Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella cũng có thể khiến bạn mắc phải bệnh lỵ. Chẳng hạn, khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trực khuẩn Shigella. Trong quá trình thay tã lót cho trẻ, bạn không đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, thì nguy cơ nhiễm lỵ trực khuẩn sẽ rất cao.
Ăn thực phẩm bị nhiễm trực khuẩn Shigella là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
- Khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hoặc trong trường hợp, khu chế biến thực phẩm của người bệnh ở gần những vùng nước thải ô nhiễm thì cũng rất dễ gây ra bệnh lỵ trực khuẩn.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và trẻ chưa biết cách và chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt như người lớn. Bệnh có thể lây lan và tạo thành dịch, nhất là những khu vực như trường mầm non, trường tiểu học,... Ở những quốc gia kém phát triển, không có đủ nước sạch, thường xảy ra những ca bị lỵ trực khuẩn nghiêm trọng và dễ bị bùng phát thành dịch bệnh.
3. Bệnh lỵ trực khuẩn có thể gây ra những biến chứng như thế nào?
Đây là căn bệnh lành tính và có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn, phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
Bệnh có thể gây sốt cao và nhiều biến chứng nguy hiểm
- Người bệnh bị chảy máu, hoại tử ruột, lồng ruột, viêm phúc mạc, sa trực tràng.
- Sốt quá cao dẫn đến co giật, bị nhiễm độc thần kinh, viêm tắc động tĩnh mạch.
- Dẫn tới tình trạng bội nhiễm.
- Hội chứng tan máu, rối loạn đông máu, suy thận.
- Rối loạn, suy đa tạng.
- Tử vong do sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn
- Phương pháp chẩn đoán bệnh: Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng của bệnh và thực hiện xét nghiệm mẫu phân (soi phân và cấy phân). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định soi trực tràng, xét nghiệm máu, miễn dịch huỳnh quang,....
- Phương pháp điều trị bệnh: Thông thường, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần và được đánh giá là bệnh có diễn biến lành tính. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chủ quan, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
+ Nên cho bệnh nhân bù nước qua đường uống dung dịch Oresol. Kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, những thuốc này không chữa khỏi bệnh mà còn có nguy cơ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
+Tiêu chuẩn ra viện: Khỏi về lâm sàng: Hết bài tiết vi khuẩn (cấy phân 2 lần không thấy vi khuẩn hoặc sau 10-20 ngày điều trị nếu không cấy được phân).
- Phương pháp phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn đơn giản mà rất hiệu quả:
Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh
+ Mỗi người nên có ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách đảm bảo vệ sinh ăn uống sạch sẽ, tốt nhất nên ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ không ô nhiễm.
+ Dùng nhà vệ sinh phù hợp và sạch sẽ. Tuyệt đối không phóng uế linh tinh, xử lý phân đúng cách. Lưu ý không nên dùng phần để tươi để tưới rau.
+ Trường hợp có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh tối đa những nguy cơ biến chứng.
+ Nếu gia đình có người mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
Nên dùng vôi sống 20% hay vôi sống 10% để khuẩn khuẩn chất thải.
Cho quần áo và một số đồ dùng cá nhân của người bệnh đi ngâm vào nước đã đun sôi. Bạn cũng có thể ngâm quần áo của người bệnh với dung dịch cloramin 2% để đảm bảo quần áo sạch sẽ. Sau khi giặt xong, hãy phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
Người bệnh cần được theo dõi trong vòng 7 ngày.
Người chăm sóc cũng nên chú ý đến việc vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi chăm sóc bệnh nhân, tiếp xúc với bệnh nhân.
Có thể nói rằng, bệnh lỵ trực khuẩn là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, rất dễ bùng thành dịch. Do đó, mỗi người cần trang bị những kiến thức cơ bản để biết cách phòng chống bệnh, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!