Tin tức

Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không và cách chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh

Ngày 03/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Kính cận là món đồ cần có với những người bị cận thị nếu muốn hình rõ mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nếu bị cận nhẹ thì không cần phải đeo kính. Vậy với mức cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không và đâu là cách chăm sóc mắt cận đúng?

1. Thông tin tổng quan về cận thị 1.5 độ

Cận thị là một bệnh lý khúc xạ về mắt do bất thường ở nhãn cầu và giác mạc khiến ánh sáng đi qua hội tụ không đúng tại võng mạc để cho hình ảnh rõ nét. Điều này gây hạn chế khả năng nhìn vật ở xa của mắt. 

Cận thị là tình trạng mắt nhìn xa không thấy rõ, hình ảnh mờ, nhoè

Cận thị là tình trạng mắt nhìn xa không thấy rõ, hình ảnh mờ, nhoè

Nguyên nhân gây cận thị có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như: di truyền hoặc bẩm sinh, thói quen sinh hoạt (thường xuyên tiếp xúc màn hình điện tử, sử dụng điện thoại trong môi trường thiếu sáng,...) và thiếu hụt dinh dưỡng. 

Cận thị được xác định theo đơn vị diop và là chỉ số được dùng đánh giá mức độ cận cụ thể:

  • Cận thị nhẹ: -0.25 đến dưới -3.00 độ diop.
  • Cận thị trung bình: -3 đến -6.00 độ diop.
  • Cận thị nặng: -6.00 đến -10.00 độ diop.
  • Cận thị cực đoan: trên -10.00 độ diop.

Vậy có thể thấy, mức độ cận 1.5 độ thuộc tình trạng cận thị nhẹ ở với biểu hiện thường gặp như mắt điều tiết nhiều, thường có cảm giác mỏi mắt, nhìn hình ảnh xa bị mờ từ khoảng cách 1.5 mét trở lên.

2. Giải đáp câu hỏi: Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?

Việc cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không đến nay vẫn đang là chủ đề được nhiều người thắc mắc. Bởi vì một số ý kiến cho rằng đeo kính thường xuyên sẽ gây phụ thuộc và làm tăng độ cận, ngược lại khi không dùng kính thì lại ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ vật. 

Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Thực tế, người cận thị 1.5 độ thường bị hạn chế tầm nhìn từ 1 - 1.5 mét trở lên và điều này có thể gây cản trở quan sát trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, làm việc. Chính vì thế, đối với trường hợp cận 1.5 độ nên đeo kính thường xuyên khi cần nhìn xa, tập trung nhìn màn hình thiết bị điện tử,... mà không cần đeo liên tục cả ngày. 

Bởi vì với mức độ cận này, nếu đeo kính xuyên suốt trong ngày có thể gây giảm khả năng tự điều tiết của mắt, từ đó gây ra tình trạng phụ thuộc vào kính. Với trường hợp quan sát ở khoảng cách gần, hình ảnh hiện rõ thì người cận thị có thể không dùng kính. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe đôi mắt, người bị cận thị 1.5 độ cần đi thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng mắt, tư vấn điều chỉnh và đeo kính nếu cần thiết, tránh việc thường xuyên bỏ kính sai cách khiến mắt bị tăng độ thêm. 

3. Đeo kính cận sai độ có sao không?

Ngoài câu hỏi cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không thì đeo kính cận sai độ cũng là vấn đề được nhiều quan tâm. Bởi vì thực tế, việc đeo sai độ kính so với tình trạng của mắt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực. 

Cụ thể, nếu đeo kính có độ cao hơn độ mắt cận có thể gây tình trạng khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, hình ảnh nhoè,... Ngược lại khi độ kính cận thấp hơn độ cận thực tế khiến hình ảnh không rõ và mắt cũng cần tăng cường điều tiết gây mỏi mắt hoặc gây nguy cơ tăng độ cận. Tình trạng đeo kính cận sai độ có thể gây suy giảm thị lực hoặc nhược thị và khó điều trị về trạng thái bình thường sau này ngay cả khi đã điều chỉnh độ kính đúng theo độ cận.

4. Một số lưu ý khi chọn kính cận

Ngoài tần suất đeo kính hàng ngày thì việc lựa chọn kính cận phù hợp cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện thị lực mắt. Khi chọn kính, người cận thị cần lưu ý một số thông tin như:

  • Chọn độ kính đúng với độ cận và tình trạng mắt thực tế đã được chẩn đoán.
  • Đối với kính gọng nên chọn các loại gọng kính có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng cũng như phù hợp với dáng mặt, màu sắc da, phong cách cá nhân.
  • Nên chọn các loại tròng kính có khả năng chống chói, chống tia UV, chống ánh sáng xanh,... để giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ mắt.
  • Đối với kính áp tròng cần chọn địa chỉ mua uy tín để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng tránh gây tổn thương cho giác mạc. 

Nên lựa chọn kính phù hợp với độ cận của mắt

Nên lựa chọn kính phù hợp với độ cận của mắt

5. Chăm sóc mắt cận thị như thế nào?

Để giúp cải thiện thị lực, ngoài việc đeo kính đúng độ thì người cận thị cần lưu ý chăm sóc cũng như tăng cường các thói quen có lợi cho mắt như:

5.1. Bảo vệ mắt khỏi tác nhân môi trường

  • Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc đèn chói.
  • Nên che chắn mắt khỏi bụi bẩn khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường khói bụi.
  • Tránh gió thổi trực tiếp để hạn chế gây khô rát.
  • Sử dụng nước muối sinh lý chuyên dùng nhỏ mắt để vệ sinh hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc khăn mềm để lau vùng mắt và hạn chế đặt tay hoặc dụi mắt.

5.2. Tăng cường thực phẩm có lợi cho thị lực

Chế độ ăn góp phần quan trọng trong việc cải thiện thị lực mắt ở người cận thị, đặc biệt đối với tình trạng cận do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế, người bị cận nên ưu tiên tăng cường các loại thực phẩm như:

  • Nhóm Vitamin A: cà rốt, đu đủ, khoai, các loại rau xanh,...
  • Nhóm Vitamin C: cam, quýt, dâu, ổi,...
  • Nhóm Omega 3: thịt cá hồi, cá ngừ và các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, macca, hạt lanh, hạt chia,...
  • Nhóm chất chống oxy hoá: rau cải xanh, súp lơ xanh, đậu lăng,...

5.3. Tạo thói quen làm việc cho mắt

Việc xây dựng thói quen làm việc và thư giãn xen kẽ là phương pháp giúp giảm áp lực lên mắt từ đó hạn chế tăng độ cận thị. Khi tập trung làm việc nên để mắt nghỉ ngơi 1 - 2 phút trong mỗi 30 phút bằng cách nhắm mắt, thư giãn hoặc thay đổi không gian quan sát. 

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi xen kẽ cho mắt giúp hạn chế suy giảm thị lực

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi xen kẽ cho mắt giúp hạn chế suy giảm thị lực

Ngoài ra, người cận thị có thể áp dụng các bài tập thư giãn mắt như: đảo mắt theo hình vòng tròn, đảo mắt theo số 8, tập trung tiêu điểm gần - xa,... Kết hợp với đó là các thao tác massage vùng mắt giúp giãn cơ hiệu quả.

5.4. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt

Thực hiện kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ từ 2 - 3 lần/năm đối với người bị cận thị giúp phát hiện và điều chỉnh kịp thời khi mắt tăng độ cận hoặc bất kỳ các vấn đề liên quan khác. Bởi vì khi mắt tăng độ thường khó để điều trị quay lại mức độ cận trước đây trừ các phương pháp thực hiện laser. 

Nên kiểm tra mắt định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện kịp thời bất thường

Nên kiểm tra mắt định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện kịp thời bất thường

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không. Thực tế, cận thị hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn, nhất là với trẻ em và những người làm công việc văn phòng. Vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ là cách để bảo vệ sức khỏe đôi mắt hiệu quả. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 khi cần hỗ trợ tư vấn hoặc đặt lịch hẹn kiểm tra thị lực.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ