Tin tức
Cảnh báo lây lan chủng Covid - 19 mới ở người lớn tuổi
- 01/08/2020 | Người bệnh mạn tính, sức đề kháng yếu đặc biệt đề phòng Covid - 19 chủng mới
- 30/07/2020 | Tổng hợp các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID 19
- 30/07/2020 | Nguy cơ mắc Covid-19 ở phụ nữ có thai và cách phòng tránh
Cùng MEDLATEC tìm hiểu về loại virus đang thống trị thế giới này cùng với các con đường lây nhiễm và đặc biệt là tìm hiểu lý do vì sao chúng lại có khả năng gây tử vong cao ở người già.
1. Covid-19 là gì?
Covid-19 hay virus SARS-CoV-2 đều là những thuật ngữ dùng để chỉ loại virus đã và đang là bùng phát đại dịch trên toàn cầu hiện nay gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp. Đại dịch do chủng virus này gây ra cũng tương tự như đại dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012.
Đại dịch do Covid-19 gây ra đã và đang hoành hành trên toàn thế giới với con số mắc bệnh tăng nhanh chóng từng giờ
Virus Corona là dạng virus mới thuộc phân họ Coronaviridae, chưa từng xuất hiện trước đây. Chúng có khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc và gây ra ca bệnh viêm đường hô hấp đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2019. Đến nay, đại dịch đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới với số người mắc đã hơn 18 000 000 người.
2. Khả năng lây lan của virus gây ra đại dịch Covid-19 như thế nào?
Tốc độ lan truyền mầm bệnh
Tốc độ lây lan của virus cực kỳ nhanh chóng, chỉ trong vòng khoảng 8 tháng, nó đã bao phủ hầu như toàn thế giới và gây ra con số thương vong đáng sợ. Virus này ban đầu xuất hiện ở động vật, chúng có khả năng gây bệnh cho con người. Sau khi từ động vật lây sang con người, sự lây nhiễm giữa người với người diễn ra liên tục và đến nay vẫn chưa thể nào kiểm soát được.
Tốc độ lây lan dịch bệnh diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát khiến người dân vô cùng lo ngại
Theo tiến sĩ Asok Kurup, Chủ tịch Hiệp hội tiến sĩ Học viện Y khoa Singapore, người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn về bệnh truyền nhiễm ước tính cứ 1 người nhiễm bệnh do virus này gây ra sẽ có khả năng lây lan sang ít nhất 3 - 4 người khác. Thực tế đã cho thấy rằng chủng virus này có khả năng lây lan gần giống với H1N1 và cúm bởi nó có thể gây lây nhiễm ngay cả khi người bệnh có các triệu chứng nhẹ hay thậm chí là khi không có dấu hiệu của bệnh. Chính vì vậy mà khó có thể phát hiện được khả năng người đang trong thời gian ủ bệnh làm lây truyền virus cho người khác.
Các con đường làm lây lan mầm bệnh
Chủng Covid-19 có thể lây lan qua 4 con đường chính:
-
Tiếp xúc: sự lây truyền do người khỏe mạnh tiếp xúc với các loại của cơ thể người bệnh, bao gồm cả các giọt nhỏ li ti trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi.
-
Trực tiếp: quá trình giao tiếp hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh rất dễ làm lây lan virus, thậm chí là khi bắt tay với người có mang virus.
-
Gián tiếp: virus có thể tồn tại ở khắp mọi nơi mà bằng mắt thường không ai có thể thấy được. Chúng có thể bám vào các vật dụng xung quanh và khi con người vô tình chạm phải bề mặt, sau đó đưa tay lên mũi, mắt, miệng. Đây chính là cơ hội để chúng đi vào cơ thể.
-
Phân: chất thải của người mang virus chính là ổ bệnh làm lây truyền cho người chăm sóc.
3. Vì sao cần phải tăng cường cảnh giác trên người già với chủng Covid-19 mới?
Tình hình mắc Covid-19 ở người già
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng người cao tuổi là một trong ba nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao nhất. Điều này cũng đã được minh chứng thông qua các con số thống kê cụ thể.
Người ở độ tuổi sau 60 là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Dịch bệnh của Trung Quốc, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất của Covid-19 là người trên 80 tuổi với tỷ lệ tử vong lên đến 14,8%. Con số nghiên cứu về tỷ lệ tử vong tăng dần theo nhóm tuổi được thống kê cụ thể lần lượt như sau:
-
0,4% cho nhóm người từ 40 - 49 tuổi.
-
1,3% cho nhóm từ 50 - 59 tuổi.
-
3,6% cho nhóm từ 60 - 69 tuổi.
-
8% cho nhóm từ 70 - 79 tuổi.
Không đâu xa lạ mà ngay trên đất nước Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã có 43 ca mắc Covid-19 chủng mới xuất hiện tại Đà Nẵng, nâng số ca bệnh lên 459 trường hợp và đang điều trị 90 ca. Trong số đó có 6 ca bệnh nặng đều là người lớn tuổi có kèm theo các bệnh lý nền, 2 trường hợp bệnh nhân đang sử dụng ECMO trong điều trị.
Giải thích
Để giải thích cho vấn đề trên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và đưa ra các lý do như sau:
Người cao tuổi thường kèm các bệnh lý nền
Người lớn tuổi thường có các bệnh lý nền như cao huyết áp, các vấn đề tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản phổi, xơ gan hoặc các bệnh thận mạn tính,... Do đó mà họ có nguy cơ cao bệnh tiến triển xấu nhanh chóng, các triệu chứng sẽ diễn biến nặng và suy hô hấp do cơ thể không có khả năng chống lại các tấn công của virus. Đồng thời, việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý nền có thể làm giảm hiệu quả các phương pháp khống chế bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
Người lớn tuổi thường đi kèm với các bệnh lý nền năng tăng nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2
Sức đề kháng yếu
Khi bước sang giai đoạn sau 50 tuổi, hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều có sự suy giảm chức năng, làm giảm sức đề kháng và chức năng của hệ miễn dịch. Do đó mà cơ thể không đủ sức để chống lại virus SARS-CoV-2.
Khả năng “hồi sinh” của virus
Một số nghiên cứu đã minh chứng virus SARS-CoV-2 có khả năng hồi sinh mạnh mẽ trên người cao tuổi. Khi chúng sinh sôi, cơ thể sẽ có xu hướng phản ứng trở lại để tiêu diệt mầm bệnh. Với cơ thể người già có hệ miễn dịch kém, các phản ứng không đủ để ngăn chặn virus. Đặc biệt, khi virus khu trú trong phổi, chúng sẽ tấn công làm phổi mất khả năng trao đổi khí, dẫn đến mất khả năng hô hấp.
Chính vì những lý do trên mà cần phải có nhiều biện pháp phòng tránh cũng như tăng cường sự xâm nhập của chủng Covid-19 trên cơ thể, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học Gia đình, Giám đốc trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh, để phòng tránh dịch bệnh, người cao tuổi nên chú ý các vấn đề sau:
-
Tăng cường bổ sung nước và các chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.
-
Mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm hoặc trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người lớn tuổi trong nhà sử dụng.
-
Uống nhiều nước lọc, nước trà hoặc nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn sát khuẩn.
-
Những người mắc các bệnh mạn tính cần chú ý bảo vệ cơ thể, uống thuốc đều đặn và thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Uống nhiều nước lọc hoặc trà ấm cũng là cách để bảo vệ sức khỏe người già trước Covid-19
Trong bối cảnh tình hình diễn biến dịch bệnh cực kỳ phức tạp như hiện nay, đặc biệt vẫn chưa tìm ra đối tượng F0 bùng phát Covid-19 chủng mới tại Đà Nẵng. Người dân cần phải tăng cường nâng cao cảnh giác và thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua các Chỉ thị 16 và 19. Liên hệ tổng đài 1900 3228 hoặc 1900 9095 của Bộ Y tế để được giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!