Tin tức
Cây chàm và những lưu ý khi sử dụng để chữa bệnh
- 01/01/2024 | Cây mơ lông và những bài thuốc chữa bệnh nhiều người chưa biết đến
- 30/08/2024 | Cây hoàn ngọc: Công dụng bất ngờ và lưu ý khi sử dụng
- 04/09/2024 | Cây đủng đỉnh: Dược liệu đa công năng cho sức khỏe
- 04/09/2024 | Cây rẻ quạt: Vị thuốc tốt ngay trong vườn nhà
- 18/09/2024 | Cây núc nác: công dụng chữa bệnh và các bài thuốc chi tiết
1. Nguồn gốc, đặc điểm cây
chàm
Cây chàm là cây liên nhiệt đới mọc nhiều ở châu Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và cả Việt Nam. Trong tự nhiên, cây chàm thường mọc ở các vùng núi cao, hoang vu. Và chúng ta cũng có thể trồng cây này vào mùa mưa hàng năm (tầm tháng 2 - 5), đến trước mùa thu (tầm tháng 6 - 8) thì thu hoạch.
Về đặc điểm, cây chàm chỉ cao khoảng 50 - 70cm, thân và cành non có lông mịn màu trắng. Lá mọc so le và dài khoảng 3 - 5cm, hình cánh kép, khi khô, lá có màu xanh lục đậm với các đường gân rõ nét. Quả chàm dài 2,5cm, hình hơi lập phương, có từ 5 - 12 hạt.
Cây chàm mọc nhiều ở vùng núi cao và việc trồng, thu hoạch cũng rất đơn giản
2. Công dụng chữa bệnh của cây chàm
Cả trong Y học cổ truyền lẫn trong Y học hiện đại, cây chàm đều được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh. Theo đó, các bộ phận của cây được sử dụng để chữa bệnh bao gồm rễ, lá hoặc toàn cây. Đối với rễ hoặc toàn cây thì dùng tươi sau khi thu hoạch về. Còn lá thì phơi khô và điều chế thành dạng bột, tạo thành bột chàm, còn gọi là thanh đại do bột có màu xanh lam đẹp mắt.
Nói chung, cây chàm có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm nên thường được sử dụng để thanh lọc, làm mát máu và lợi tiểu. Ngoài ra, chiết xuất từ cây chàm còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Những công dụng chữa bệnh nổi bật của cây chàm có thể kể đến như:
● Lá cây chàm rửa sạch, đem đi xay hoặc ép lấy nước rồi trộn với mật ong, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng miệng bị lở, viêm hoặc pha với nước ấm rồi uống để trị viêm họng, ho gà.
● Lá chàm rửa sạch, giã nát, đắp tại chỗ còn có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm và chữa lành vết nhọt lở, mụn bọc,… ngăn ngừa hình thành mủ và chảy máu.
● Để chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, bạn hãy trộn 80g bột chàm với 40g bột phèn chua, 2g hồng hoàng và 2g băng phiến (long não). Tiếp đến, vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp này lên chỗ bị viêm hoặc chảy máu. Sau 15 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 1 - 2 lần và kiên trì trong 5 - 7 ngày, tình trạng sẽ hết.
● Để chữa viêm gan cấp tính, bạn có thể trộn bột chàm với bột phèn chua theo tỷ lệ 1:2 rồi pha với nước ấm và uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2g.
● Để hỗ trợ giảm sốt và phòng ngừa co giật ở trẻ, chỉ cần hòa 2 - 6g bột chàm trong nước rồi uống thành nhiều lần trong ngày.
Công dụng chữa bệnh của cây chàm được đánh giá cao, nhất là trong Đông y
3. Lưu ý khi sử dụng cây chàm để chữa bệnh
Sẽ có những nguyên tắc bạn cần tuân thủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng cây chàm để chữa bệnh.
Điều chế cây chàm đúng cách
Sau khi thu hoạch cây chàm về thì bạn cần xếp chúng ngay ngắn vào trong những chiếc thùng chứa sạch, lý tưởng nhất là thùng gỗ. Trường hợp điều chế lấy bột chàm thì bạn chỉ cần thu hoạch lá, không cần phải thu hoạch hết cả cây.
Để lên men cây chàm, bạn sẽ ngâm chúng trong nước lạnh. Nếu thời tiết nắng nóng thì ngâm 2 - 3 ngày là được, còn thời tiết mát hay lạnh thì hãy ngâm lâu hơn, từ 5 - 6 ngày. Sau khi lên men, tiến hành đổ phần nước và lọc qua rây để loại bỏ bã lá. Sau đó kiềm hóa phần nước bằng vôi. Lúc này, dung dịch có hiện tượng nổi bọt và chuyển sang màu xanh lam.
Tiếp đến, bạn gạn lấy phần bột chàm ép hết nước, cắt nhỏ và phơi trong điều kiện thoáng mát, khô ráo. Quá trình phơi, nếu thấy mốc và có mùi hơi khai (mùi ammoniac) thì bình thường, chỉ cần bỏ phần mốc này đi là có thể sử dụng được. Phần bột chàm thu hoạch được sẽ bảo quản trong lọ, chai đậy kín nắp, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời, nước, gió bụi.
Lưu ý là độ tinh khiết của bột chàm thu được phụ thuộc vào cách thức, quá trình điều chế. Thường thì 100kg cây chàm tươi sẽ điều chế được khoảng 3 - 4kg bột chàm, nếu tinh khiết hơn thì chỉ 300 - 400g bột chàm. Bột chàm càng tinh khiết thì càng an toàn và có hiệu quả cao khi sử dụng.
Lá chàm sau khi thu hoạch được điều chế thành bột chàm để sử dụng dần
Sử dụng bột chàm đúng cách
Khi sử dụng bột chàm để điều trị bệnh hay giải nhiệt, thanh lọc cơ thể thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau.
● Bạn có thể sử dụng cây chàm tươi để sắc lấy nước hoặc bột chàm kết hợp với các nguyên liệu, thảo dược khác đều được, tùy mục đích. Nhưng phải đảm bảo sự kết hợp này không xảy ra phản ứng hóa học, không gây tác dụng phụ.
● Vì chàm có tính hàn nên những người hay bị lạnh trong người không nên sử dụng để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng.
● Liều lượng sử dụng không quá 6g/ ngày đối với chàm tươi và 3g/ ngày đối với bột chàm.
● Đối với bột chàm, cần bảo quản trong lọ, chai kín có nắp đậy và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, tránh nơi ẩm ướt.
● Thận trọng khi sử dụng cây chàm để chữa bệnh cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hay những người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật.
● Để đảm bảo an toàn, nên trao đổi với bác sĩ Đông y trước khi sử dụng cây chàm hay bột chàm để chữa bệnh.
● Ngay khi có những triệu chứng bất thường thì cần ngưng sử dụng cây chàm để chữa bệnh và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Có thể kết hợp bột chàm với các thành phần nguyên liệu khác để chữa bệnh
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về công dụng chữa bệnh của cây chàm cũng như sử dụng như thế nào cho an toàn, hiệu quả. Bạn đọc đừng quên theo dõi website Medlatec.vn mỗi ngày để được cập nhật những bài viết hữu ích, hoặc gọi tới Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tức vấn sức khỏe và đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!