Tin tức

Chỉ số triglycerides cao có phải vấn đề đáng lo ngại không?

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chỉ số mỡ máu triglycerides là một trong những chỉ số phản ánh tình hình sức khỏe tim mạch và một số bệnh lý khác. Vậy chỉ số triglycerides cao có phải vấn đề đáng lo ngại hay không? Làm thế nào để kiểm soát chỉ số triglycerides. Mời các bạn tham khảo bài viết này để tìm lời giải đáp.

1. Triglycerides là gì?

Triglycerides thuộc nhóm chất béo trung tính, được tạo ra bởi 3 axit béo đã este hóa thành phân tử glixerol. Chất béo này còn được biết đến với tên gọi triacylglycerol, chúng thường có trong trong dầu thực vật, mỡ động vật.

Người khỏe mạnh có chỉ số triglycerides dưới 150 mg/dL.

Người khỏe mạnh có chỉ số triglycerides dưới 150 mg/dL.

Trong cơ thể, triglycerides được phân tách tại ruột non sau đó chuyển hóa thành năng lượng khi kết hợp cùng cholesterol. Nguồn năng lượng này thường tập trung tại tế bào mỡ và gan để phục vụ quá trình trao đổi chất cũng như các hoạt động của cơ thể. Chỉ số triglycerides được chia thành 4 mức, đó là mức bình thường, ranh giới cao, mức cao và rất cao.

Ở người khỏe mạnh, chỉ số triglycerides thường nhỏ hơn 150 mg/dL. Chúng ta cần chú ý theo dõi sức khỏe nếu chỉ số triglycerides trong ngưỡng 150 - 199 mg/dL, thuộc mức ranh giới cao. Chỉ số triglycerides cao và rất cao lần lượt ở ngưỡng 200 - 499 mg/dL, 500 mg/dL trở lên, có nguy cơ mắc các bệnh lý: rối loạn mỡ máu, tiểu đường, viêm tụy hoặc đột quỵ,…

2. Chỉ số triglycerides cao có phải vấn đề đáng lo ngại không?

Chỉ số triglycerides cao là tín hiệu cảnh báo bệnh lý về tim mạch hoặc mạch máu. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu thường có nồng độ triglycerides trong máu cao. Chất béo trung tính này bám vào thành mạch tạo thành mảng mỡ dày, ảnh hưởng tới sự lưu thông của máu. Nếu không điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ,…

Nồng độ triglycerides tăng cao có thể gây tăng huyết áp. Bởi khi chất béo bám vào lòng mạch máu, quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, thành mạch chịu áp lực lớn. Chỉ số triglycerides cao cũng là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ và bệnh động mạch vành. Một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm tụy cấp do nồng độ triglycerides cao hơn 1000 mg/dL.

 Chỉ số triglycerides cao có đáng lo hay không là thắc mắc của nhiều người

Chỉ số triglycerides cao có đáng lo hay không là thắc mắc của nhiều người

Chúng ta không thể chủ quan khi chỉ số triglycerides vượt quá 200 mg/dL, chất béo sẽ tích tụ ở thành mạch làm cản trở quá trình máu lưu thông, gây bệnh về tim mạch. Thậm chí, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

3. Theo dõi chỉ số triglycerides bằng cách nào?

Để theo dõi chỉ số triglycerides, chúng ta nên đi xét nghiệm triglycerides định kỳ. Đa số người trẻ đều có thói quen ăn đồ ăn nhanh, lười vận động, đây là nguyên nhân khiến tình trạng mỡ máu xấu gia tăng. Bác sĩ khuyến khích nhóm đối tượng này nên đi xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm. Người thuộc độ tuổi trung niên nên đi kiểm tra chỉ số triglycerides định kỳ 2 lần/năm để theo dõi và phát hiện kịp thời tình trạng mỡ máu xấu.

Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, viêm tụy, tiểu đường hoặc rối loạn mỡ máu cũng sẽ được tư vấn nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên, khoảng 4 - 6 lần/năm tùy vào tình trạng sức khỏe.

Lưu ý khi trước khi đi xét nghiệm, chúng ta nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để tránh ảnh hưởng tới kết quả. Đặc biệt, các bạn tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trước khi xét nghiệm triglycerides 24 tiếng, sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới nồng độ triglycerides trong cơ thể.

 Chúng ta nên đi xét nghiệm triglycerides định kỳ.

Chúng ta nên đi xét nghiệm triglycerides định kỳ.

Một số loại thuốc cũng tác động tới kết quả xét nghiệm triglycerides, ví dụ như thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu hoặc dược phẩm có thành phần: corticosteroid, metformin hoặc dextrothyroxine… Nếu đang sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

4. Kinh nghiệm kiểm soát chỉ số triglycerides

Chỉ số triglycerides cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do đó chúng ta cần chú ý duy trì lượng triglycerides trong cơ thể ở mức bình thường. Ba cách để kiểm soát triglycerides đó là: ăn uống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ.

4.1. Chế độ ăn uống hỗ trợ kiểm soát chỉ số triglycerides

Nếu lượng triglycerides trong cơ thể bạn quá cao, bạn nên tránh ăn thực phẩm giàu chất béo như: thịt mỡ, da động vật, ví dụ như da gà, da vịt,… Đồ ăn chiên rán hoặc món ăn chế biến từ nội tạng động vật có thể khiến chỉ số triglycerides cao, vì thế chúng ta hãy hạn chế sử dụng chúng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và đồ uống có cồn.

Mọi người nên ăn <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-chat-xo-va-nhung-loai-thuc-pham-giau-chat-xo-s51-n25923'  title ='thực phẩm giàu chất xơ'>thực phẩm giàu chất xơ</a>.

Mọi người nên ăn thực phẩm giàu chất xơ.

Các bạn có chỉ số triglycerides quá cao nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và tinh bột nguyên cám vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, bạn có thể tham khảo và bổ sung các loại hạt, ví dụ như: hạt óc chó, hạnh nhân. Đặc biệt, chúng ta nên ưu tiên ăn cá thay vì ăn thịt, bởi vì cá có axit béo không no, không gây ra tình trạng mỡ máu xấu.

Bạn nên duy trì thói quen ăn đủ bữa trong ngày, không được bỏ bữa sáng và không ăn bữa tối quá khuya, nhất là sau 8h tối.

4.2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để hạn chế tình trạng mỡ máu xấu, chúng ta nên dành thời gian tập thể dục, mỗi ngày bạn có thể luyện tập từ 30 - 60 phút để cải thiện sức khỏe, tăng cường quá trình đào thải mỡ máu xấu.

Người có chỉ số triglycerides cao hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ giấc. Đồng thời chúng ta nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích như thuốc lá để hạn chế tình trạng mỡ máu xấu.

4.3. Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để kiểm soát triglycerides, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết. Xét nghiệm triglycerides toàn phần cùng với xét nghiệm cholesterol toàn phần là những xét nghiệm nằm trong danh mục khám sức khỏe mà bạn có thể đăng ký. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện, đảm bảo kết quả chính xác.

Một địa chỉ bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi.

MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, đáng tin cậy.

MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, đáng tin cậy.

Dịch vụ xét nghiệm tại MEDLATEC được đánh giá rất tốt, với Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được nhận chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là hệ thống chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại bậc nhất như siêu âm, nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,... Đến với MEDLATEC, Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các dịch vụ y tế tại đây. Để đặt lịch khám và xét nghiệm, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Với những chia sẻ kể trên, chắc hẳn chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc: chỉ số triglycerides cao có nghiêm trọng không. Khi phát hiện lượng triglycerides trong cơ thể tăng cao, người bệnh cần theo dõi, điều trị kịp thời và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống để kiểm soát chỉ số này.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ