Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Thời gian tiêu hóa thức ăn là bao lâu?
- 03/06/2022 | Bác sĩ tư vấn về cách sử dụng men tiêu hóa cho người lớn
- 11/07/2022 | Điểm danh 5 bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa
- 29/07/2022 | Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết
- 31/08/2022 | Những điều nên biết trước khi đi khám tiêu hóa
- 16/03/2022 | Có mấy loại men tiêu hóa? Men tiêu hóa có phải là men vi sinh?
1. Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
Các cơ quan chính trong hệ thống tiêu hóa là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra như sau:
Hệ tiêu hóa cần thời gian để chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn
- Khi bạn nhai thức ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt chứa các loại enzyme amilaza với tác dụng phá vỡ tinh bột trong thức ăn. Lúc này, thức ăn đưa vào miệng sẽ dễ dàng trở thành những khối bột nhão và giúp cơ chế nuốt thức ăn thuận lợi hơn rất nhiều.
Khi thức ăn từ miệng qua thực quản và xuống đến dạ dày, các loại axit bên trong dạ dày có nhiệm vụ phá vỡ thức ăn trong dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ được tiêu hóa một phần.
Sau đó, thức ăn tiếp tục di chuyển xuống ruột non. Ở giai đoạn này, gan và tuyến tụy sẽ hỗ trợ ruột non bằng cách sản xuất thêm dịch tiêu hóa để xử lý hỗn hợp thức ăn được đưa xuống từ dạ dày một cách hiệu quả hơn. Chẳng hạn, dịch tụy sẽ hỗ trợ phá vỡ carbohydrate, protein và chất béo. Trong khi đó, dịch mật lại hỗ trợ hòa tan chất béo. Các thành phần còn lại là vitamin, nước và một số dưỡng chất khác sẽ qua các thành của ruột non và đi vào máu.
Tiếp đó, những thành phần trong thức ăn vẫn chưa thể tiêu hóa được sẽ được đưa xuống ruột già. Tại đây, ruột già sẽ hấp thụ một số dưỡng chất và nước trong thức ăn. Phần còn lại sẽ thành chất thải rắn – được gọi là phân. Phân sẽ được lưu trữ trong đại tràng và sau đó sẽ được thải ra khỏi cơ thể khi bạn đi đại tiện.
2. Thời gian tiêu hóa thức ăn là bao lâu?
Trung bình thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra trong khoảng từ 24 đến 72 tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như do độ tuổi, do quá trình trao đổi chất, thể trạng mỗi người, giới tính và đặc biệt là những loại thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể.
Hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian để tiêu hóa các loại thịt
Giai đoạn thức ăn đi từ dạ dày đến ruột non và ruột già thường diễn ra khá nhanh, chỉ trong khoảng 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, khi đã xuống đến ruột già, thức ăn sẽ ở vị trí này khá lâu để hệ tiêu hóa hấp thu và phân giải thành những chất dinh dưỡng.
Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần lão hóa và hoạt động không tốt như lúc còn trẻ, trong đó không ngoại trừ các cơ quan tiêu hóa. Do vậy, ở người cao tuổi, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn và thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn. Bên cạnh đó, ở bất cứ độ tuổi nào, nếu gặp phải một số vấn đề gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng có thể làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn.
Thời gian tiêu hóa của mỗi loại thức ăn cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn những loại thịt và cá là những thực phẩm có chứa nhiều protein và chất béo. Đây là những hợp chất phức tạp, đòi hỏi hệ thống tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để phân giải, giúp cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn. Thông thường, hệ tiêu hóa cần 2 ngày mới có thể tiêu hóa hoàn toàn các loại thịt, cá và một số thực phẩm có chứa nhiều protein khác.
Rau củ quả sẽ được tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn các thực phẩm khác
Đối với các loại rau củ và trái cây, cơ thể chúng ta lại cần ít thời gian tiêu hóa hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Theo các chuyên gia, thực phẩm nhiều chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ sẽ chỉ cần khoảng 1 ngày để được tiêu hóa hoàn toàn.
Một số loại thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn sẽ không cần quá nhiều thời gian để tiêu hóa. Trung bình, các cơ quan trong hệ tiêu hóa chỉ cần khoảng vài giờ để tiêu hóa chúng. Đó chính là lý do vì sao khi ăn thực phẩm chế biến sẵn bạn lại có cảm giác nhanh đói hơn bình thường.
3. Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
Không những gây gián đoạn quá trình tiêu hóa, một số vấn đề, nhất là các loại bệnh lý có thể khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng, tiêu chảy, đầy hơi,….
- Trào ngược axit: Vấn đề này xảy ra do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới. Từ đóm axit từ dạ dày có cơ hội đi ngược lên thực quản, khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng ợ nóng rất khó chịu.
Người bị celiac sẽ không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa gluten
- Bệnh celiac: Khi mắc phải căn bệnh này, hệ tiêu hóa của người bệnh không thể hấp thụ được các thực phẩm có chứa gluten. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ các loại dưỡng chất cho cơ thể,…
- Táo bón: Là tình trạng nhu động ruột hoạt động kém, phân cứng khiến người bệnh khó khăn khi đào thải phân ra khỏi cơ thể. Tình trạng táo bón còn có thể làm tăng nguy cơ gây ra một số triệu chứng như đầy hơi và đau bụng.
Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng: Khi mắc phải những bệnh lý này, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra tình trạng giảm cân, suy dinh dưỡng, đi ngoài ra máu, tăng nguy cơ ung thư.
- Hội chứng ruột kích thích: Đây cũng là một trong những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến quá trình và thời gian tiêu hóa. Những người mắc hội chứng này có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy nhưng không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đường tiêu hóa.
- Không dung nạp Lactose: Là các trường hợp cơ thể người bệnh bị thiếu một số loại enzyme có tác dụng phá vỡ đường trong các loại sữa. Vì thế, họ thường bị đầy hơi và tiêu chảy ngay sau khi uống sữa.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về quá trình và thời gian tiêu hóa thức ăn. Để được tư vấn thêm về vấn đề này hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa, bạn có thể đến thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi điện để được đặt lịch khám sớm qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!