Tin tức

Chuyên gia MEDLATEC “chỉ mặt” 10 bệnh ký sinh trùng bị “lãng quên”

Ngày 02/02/2024
Ký sinh trùng hiện là bệnh hay gặp ở nhiều nước trên thế gới, trong đó có Việt Nam, gây gánh nặng bệnh tật đối với sức khỏe cộng đồng, nhưng đang “lãng quên” trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, tại hội thảo trực tuyến số 04 về chủ đề “Nhiễm ký sinh trùng - Bệnh vùng nhiệt đới bị “lãng quên” và thách thức trong chẩn đoán, điều trị”, do TS.BS Ngô Chí Cương - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Chuyên gia Truyền nhiễm Hệ thống Y tế MEDLATEC báo cáo, diễn ra ngày 2/2 vừa qua đã chia sẻ tới đông đảo bác sĩ thông tin 10 bệnh ký sinh trùng bị “lãng quên” về nguồn lây nhiễm, cách chẩn đoán và điều trị.

Các bệnh ký sinh trùng lây từ động vật sang người theo nhiều con đường khác nhau đang gánh nặng bệnh tật đối với sức khỏe cộng cộng. Bệnh hiện lưu hành ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Tuy là bệnh phổ biến, hay gặp, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2010) chỉ định nhóm bệnh nhiễm ký trùng là bệnh nhiệt đới bị “lãng quên” (Neglected tropical diseases NTDs).  

Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) ảnh hưởng đến 1/6 người trên toàn thế giới và hơn một nửa sống ở những khu vực mà họ có thể bị nhiễm bệnh. 

TS.BS Ngô Chí Cương - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Chuyên gia Truyền nhiễm Hệ thống Y tế MEDLATEC chia sẻ tại hội thảo trực tuyến số 04 về chủ đề “Nhiễm ký sinh trùng - Bệnh vùng nhiệt đới bị “lãng quên” và thách thức trong chẩn đoán, điều trị”

Theo chuyên gia chia sẻ có 10 bệnh ký sinh trùng nổi bật lây truyền từ động vật sang người bị lãng quên, gồm: Bệnh do ấu trùng sán dây lợn, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán máng, bệnh do leishmania, bệnh do giun móc, ấu trùng giun lươn, ấu trùng giun đũa chó/mèo. 

Dưới đây là 10 bệnh ký sinh trùng được chuyên gia “gọi tên” trong khuôn khổ bài báo cáo “Nhiễm ký sinh trùng - Bệnh vùng nhiệt đới bị “lãng quên” và thách thức trong chẩn đoán, điều trị”, gồm các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị, cụ thể như sau: 

1. Nhiễm Taenia solium (bệnh do taenia) 

Là một nhiễm sán dây trưởng thành ở đường ruột sau khi ăn thịt heo bị ô nhiễm. Sán trưởng thành có thể gây ra triệu chứng tiêu hóa nhẹ, hoặc đi ngoài ra phân đoạn di động.  

Cysticercosis là nhiễm trùng với ấu trùng của T. solium, phát triển sau khi ăn trứng được bài tiết qua phân người. Bệnh cysticercosis thường không có triệu chứng, trừ khi ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây ra chứng loạn thần kinh, có thể gây co giật và các dấu hiệu thần kinh khác. Khi bệnh gây tổn thương thần kinh việc điều trị trở nên rất phức tạp hơn. 

Để được chẩn đoán, phát hiện sớm, những người sống trong vùng lưu hành bệnh ấu trùng sán dây lợn, có tiền sử ăn thịt lợn chưa nấu chín, ăn rau sống cần được làm xét nghiệm chẩn đoán trường hợp bệnh nghi ngờ, hoặc chẩn đoán xác định qua kỹ thuật như sinh thiết, chụp CT/ MRI, soi đáy mắt, ELISA. 

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị theo ngguyên tắc điều trị đặc hiệu kết hợp với điều trị triệu chứng, hoặc điều trị ngoại khoa khi ấu trùng sán dây lợn ở não gây não úng thủy, ký sinh trong não thất gây tắc cống não, ở tủy sống ó chèn ép, hay ở mắt. 

2. Nhiễm giun xoắn (Trichinosis)

Trichinosis xảy ra trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh Trichinosis trên toàn thế giới mỗi năm.  

Nguyên nhân do ăn thịt sống, chưa chế biến, hoặc chưa qua xử lý các động vật bị nhiễm bệnh như heo, heo rừng, hoặc gấu. Ấu trùng bám vào ruột non, xâm nhập niêm mạc, và trưởng thành đẻ ấu trùng sống; ấu trùng di chuyển qua dòng máu, bạch huyết và đóng kén trong các tế bào cơ vân. 

Các triệu chứng bắt đầu với sự kých thích hệ tiêu hóa, theo đó là phù nề quanh hốc mắt, đau cơ, sốt, và tăng bạch cầu ái toan. 

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần dựa vào các dấu hiệu như phù mi mắt, đau cơ, sốt nhẹ sau tăng dần, sau 2-3 ngày thân nhiệt lên tới 39-40oC, hay xuất hiện các biến chứng về tim mạch và thần kinh như viêm cơ, viêm phổi, viêm não gây tử vong. Bên cạnh đó là chỉ định bệnh nhân làm các xét nghệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, soi phân, sinh thiết cơ vận động. 

Về nguyên tắc điều trị gồm thuốc diệt giun sán loại bỏ giun Trichinella trưởng thành, điều trị triệu chứng, thuốc giảm đau có thể giúp làm giảm đau cơ, hoặc thần kinh trung ương. 

3. Bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis)

Clonorchis là loài đặc hữu ở Đông Á, nguyên nhân do ăn cá sống hoặc nấu chưa chín, hoặc tôm từ các khu vực lưu hành.  

Ăn cá sống là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ

Giai đoạn cấp tính, nhiễm trùng nặng hơn có thể gây sốt, ớn lạnh, đau thượng vị, gan to mềm, vàng da nhẹ và tăng bạch cầu ái toan. Sau đó, tiêu chảy có thể xảy ra. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. 

Bệnh sán này gây biến chứng như viêm đường mật mạn tính, viêm đường mật chèn ép, sỏi đường mật, viêm tụy, và muộn hơn trong quá trình, ung thư đường mật (ung thư ống mật). 

Bệnh nhân có chỉ định mắc sán lá gan nhỏ khi thuộc các trường hợp nghi ngờ như ăn gỏi cá, ăn cá sống, cá chưa nấu chín, cá muối, cá ướp giấm, cá khô, cá hun khói hoặc sống trong vùng có thói quen ăn gỏi cá. Trường hợp chẩn đoán xác định cần làm xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm gan, CT, MRI, ERCP... 

4. Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis)

Bệnh lưu hành ở nhiều châu lục, tại khu vực châu Á có Việt Nam. 

Khi mắc bệnh sán lá gan lớn, giai đoạn cấp tính là giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan, thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụng. Giai đoạn mạn tính là giai đoạn xâm nhập vào đường mật, thường các triệu chứng không còn điển hình nên dễ nhầm với bệnh khác. Các dấu hiệu cổ điển như khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. 

Tùy theo yêu cầu chẩn đoán trường hợp nghi ngờ, hoặc chẩn đoán xác định, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm máu (công thức máu, sinh hóa, xét nghiệm phân, xét nghiệm ELISA), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ổ bụng, CT/MRI, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đặc hiệu, hoặc điều trị triệu chứng cho người bệnh. 

5. Bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis)

Người nhiễm bệnh bằng cách ăn sống động vật giáp xác nước ngọt, ngâm hoặc nấu chưa chín. Hầu hết các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng, nhưng các triệu chứng ở phổi có thể xảy ra, bao gồm ho mạn tính, đau ngực, khó thở và ho ra máu. 

Chẩn đoán bằng cách xác định trứng trong đờm, phân, dịch màng phổi hoặc màng bụng. Các xét nghiệm huyết thanh học cũng có sẵn. 

6. Bệnh sán máng (Schistosomiasis)

Bệnh sán máng lây truyền qua da khi bơi, lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm xâm nhiễm qua da vào hệ thống mạch máu của hệ tiêu hóa hoặc sinh dục tiết niệu.  

Các triệu chứng cấp tính là viêm da, sau vài tuần sau đó do sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu và đau cơ. Các triệu chứng mạn tính có thể xuất hiện như tiêu chảy có máu, hoặc đi tiểu có máu. 

Chẩn đoán bằng cách xác định trứng trong phân, mẫu nước tiểu, hoặc sinh thiết. Xét nghiệm huyết thanh học độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Sau chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng đường uống thuốc. 

7. Bệnh do leishmania (Leishmaniasis)

Khi mắc, người bệnh có các biểu hiện bao gồm các hội chứng về da, niêm mạc và nội tạng.  

Chẩn đoán bằng cách tìm ký sinh trùng trong bệnh phẩm hoặc nuôi cấy và xét nghiệm dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR), xét nghiệm huyết thanh học.  

8. Nhiễm giun móc (Ancylostomiasis)

Các triệu chứng bao gồm phát ban tại nơi ấu trùng xâm nhập và đôi khi đau bụng, hoặc các triệu chứng tiêu hóa khác trong thời kỳ đầu nhiễm trùng.  

Nhiễm giun móc thường xuất hiện dấu hiệu bụng

Sau đó, thiếu chất sắt có thể xuất hiện do mất máu mạn tính.  

Chẩn đoán bằng cách tìm trứng trong phân. Sau đó chẩn đoán xác định, bệnh nhân có chỉ định điều trị bằng thuốc điều trị nội khoa. 

9. Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) 

Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm Strongyloides stercoralis. Giun lươn là một trong những bệnh ký sinh trùng chủ yếu lây truyền qua đất. Ước tính khoảng 30 đến 100 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh. Bệnh giun lươn là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới  

Người mắc bệnh giun lươn đường ruột thường có các dấu hiệu bao gồm đau bụng và tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng của phổi (bao gồm ho và thở khò khè), tăng bạch cầu ái toan.  

S.stercoralis có khả năng tự nhiễm, có thể dẫn đến bệnh mạn tính kéo dài hàng thập kỷ, hoặc gây bội nhiễm nặng ở những người dùng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc những người bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào. 

Trong quá trình bội nhiễm, một số lượng lớn ấu trùng xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), phổi, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và các cơ quan khác.  

Chẩn đoán bằng cách tìm ấu trùng trong phân gồm các xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm phân bằng phương pháp: soi tươi, hay phương pháp Baermann; 
  • Xét nghiệm dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm: tìm ấu trùng giun lươn. 
  • Xét nghiệm ELISA: phát hiện kháng thể kháng giun lươn Strongyloides stercoralis trong huyết thanh rất có giá trị chẩn đoán. 
  • Xét nghiệm IgE toàn phần: có thể tăng. 
  • Công thức máu: chỉ số bạch cầu ái toan thường tăng, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng. 
  • Sinh hóa máu: có thể tăng men gan. 
  • Xét nghiệm sinh học phân tử: xác định loài giun lươn. 

Về điều trị bằng thuốc chống loại ký sinh trùng. 

10. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocariasis)

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây nên.  

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và biểu hiện lâm sàng từ thể ấu trùng di chuyển trong da đến thể nặng ở các cơ quan như phổi, mắt, gan và hệ thần kinh của người. 

Theo chia sẻ của chuyên gia, các xét nghiệm được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ, hoặc chẩn đoán xác định, gồm: Xét nghiệm (ELISA, công thức máu, sinh thiết tổ chức), chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm, soi đáy mắt, chụp X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), cộng hưởng từ (MRI)).  

Sau 1,5 giờ diễn ra liên tục, bên cạnh kiến thức, thông tin chia sẻ toàn diện về 10 bệnh nhiễm ký sinh trùng đang bị “lãng quên” hiện nay, chuyên gia đã giải đáp toàn bộ các vấn đề liên quan nội dung báo cáo mà người dân, bác sĩ đồng nghiệp quan tâm, thắc mắc.  

Hy vọng với những thông tin, kinh nghiệm và kiến thức được chuyên gia chia sẻ toàn diện từ nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả đến các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt/ chẩn đoán xác định và phương pháp điều trị đã mang đến quý bác sĩ đồng nghiệp có góc nhìn toàn diện hơn về các bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến, nhưng dễ chủ quan bỏ qua.  

Qua những kiến thức, kinh nghiệm của chuyên gia chia sẻ, hy vọng bác sĩ sẽ thêm cập nhật kiến thức để có chỉ định phù hợp, tránh bỏ sót bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả, phòng bệnh sớm cho người bệnh, cũng như góp phần hạn chế lây nhiễm sang cộng đồng. 

Với gần 30 năm kinh nghiệm, MEDLATEC tự hào là cơ sở khám chữa bệnh tin cậy, chất lượng hàng đầu của người dân toàn quốc, Hệ thống Y tế MEDLATEC có điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa chuyên khoa nói chung, riêng với nhóm bệnh ký sinh trùng, MEDLATEC có những thế mạnh vượt trội như sau: 

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, hết mình vì người bệnh/ khách hàng; 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tận tậm vì người bệnh/ khách hàng

  • Đáp ứng trên 2.000 danh mục phục vụ chẩn đoán sớm, chẩn đoán xác định các trường hợp nghi ngờ, có dấu hiệu mơ hồ và theo dõi hiệu quả điều trị với cam kết kết quả đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP. 
  • Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh trang bị đồng bộ kỹ thuật chẩn đoán hiện đại từ cơ bản đến chuyên sâu như máy siêu âm, X-quang, CT, MRI.. 
  • Có chuỗi hệ thống phủ rộng khắp cả nước gồm 01 Bệnh viện đa khoa; 12 Phòng khám đa khoa; 30 phòng khám chuyên khoa Xét nghiệm; 200 văn phòng lấy mẫu tận nơi trên toàn quốc; 01 Trung tâm Xét nghiệm công nghệ cao tại Campuchia; Bên cạnh đó là dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phục vụ toàn quốc giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ công nghệ cao tại MEDLATEC. 
  • Thêm điểm cộng thế mạnh khác là quy trình thăm khám khoa học, khép kýn mang đến sự nhanh chóng, tiện lợi nhất cho khách hàng. 

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, người dân vui lòng gọi tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.