Tin tức
Cô lập tĩnh mạch phổi: Những ai cần thực hiện?
- 01/05/2024 | Cholesterol cao nên ăn gì: cẩm nang dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
- 01/10/2023 | Một số xét nghiệm tim mạch quan trọng bạn nên biết
- 16/10/2024 | Uống nước gì tốt cho tim mạch? Bí quyết để có trái tim khỏe mạnh
- 27/11/2024 | Bệnh tim mạch ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
1. Cô lập tĩnh mạch phổi là như thế nào và các trường hợp nên thực hiện
Đây là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Trước hết, bạn có thể hiểu cơ bản đây là một kỹ thuật can thiệp tối thiểu để điều trị rối loạn nhịp tim ở những người bệnh bị rung nhĩ. Người mắc bệnh rung nhĩ cần được can thiệp và điều trị sớm để tránh nguy cơ suy tim và đột quỵ.
Cô lập tĩnh mạch phổi giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Phương pháp cô lập tĩnh mạch phổi chính là cách tạo ra những vết sẹo nhỏ tại tĩnh mạch phổi bằng nhiệt độ rất cao hoặc thấp. Tác dụng của những vết sẹo này là ngăn chặn những tín hiệu không ổn định. Khi những tín hiệu này bị ngăn chặn thì nhịp tim của người bệnh cũng sẽ ổn định hơn.
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện cô lập tĩnh mạch phổi cho các trường hợp như sau:
- Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng rung nhĩ: Nếu các loại thuốc, bao gồm thuốc chống loạn nhịp tim không mang lại kết quả như mong muốn và những triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc tái phát nghiêm trọng hơn thì can thiệp phẫu thuật có thể là hướng xử trí phù hợp, nhằm kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
- Các trường hợp không dung nạp được với thuốc chống loạn nhịp tim vì nhiều nguyên nhân sức khỏe hoặc sau khi dùng thuốc, người bệnh gặp phải những tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. Phương pháp phẫu thuật can thiệp tĩnh mạch phổi có thể là giải pháp tối ưu cho người bệnh.
Đối với hai trường hợp nêu trên, phương pháp cô lập tĩnh mạch phổi không chỉ đơn thuần giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng rối loạn nhịp tim mà còn nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đồng thời giảm biến chứng do rung nhĩ gây ra.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định có thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân hay không, bác sĩ sẽ phải thăm khám để đánh giá bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. Một số loại xét nghiệm mà người bệnh được chỉ định thực hiện như siêu âm tim, điện tâm đồ, máy đo điện tim Holter,... Trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bệnh nhân một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cùng với lịch hẹn tái khám.
2. Các phương pháp cô lập tĩnh mạch phổi
Hiện nay có 2 kỹ thuật được áp dụng để cô lập tĩnh mạch phổi, gồm có:
- Triệt đốt rung nhĩ: Là cách dùng nhiệt từ sóng vô tuyến để phá hủy vùng mô tại tĩnh mạch phổi.
- Bóng áp lạnh: Phương pháp này được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn. Kỹ thuật viên sẽ dùng nhiệt độ cực lạnh để vùng mô mục tiêu bị đóng băng và phá hủy vĩnh viễn.
3. Quy trình cô lập tĩnh mạch phổi
Quy trình phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi sẽ được thực hiện theo những bước sau:
- Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê ở vị trí phẫu thuật, hay 2 bên háng hoặc cổ người bệnh.
- Bác sĩ sẽ đặt 2 ống thông vào vết mổ và đưa qua mạch máu để đến với tâm nhĩ trái của bệnh nhân. Trong đó, một ống thông sẽ có nhiệm vụ phát hiện những bất thường xảy ra ở tĩnh mạch phổi. Ống thông còn lại sẽ cung cấp tần số vô tuyến hoặc bóng nhiệt lạnh để tạo ra các mô sẹo cần thiết.
- Khi đã hoàn thành xong các thủ thuật, bác sĩ sẽ tháo ống thông và khâu vết mổ.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại phòng hồi sức.
Người bệnh được đưa vào phòng hồi sức sau phẫu thuật
- Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần sử dụng một số thiết bị để theo dõi tình trạng của người bệnh và những thông tin về tĩnh mạch phổi như máy chuyển nhịp tim, điện tâm đồ, máy đo huyết áp, máy siêu âm tim, máy đo nồng độ oxy máu,.... Thông thường phương pháp phẫu thuật này sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tiếng và có thể sẽ mất thêm khoảng vài giờ nữa cho quá trình chuẩn bị và hồi phục sau phẫu thuật.
4. Một số thắc mắc về cô lập tĩnh mạch phổi
- Những nguy cơ rủi ro khi thực hiện: Mặc dù được đánh giá là an toàn nhưng cô lập tĩnh mạch phổi vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sau:
+ Gặp phải một số biến chứng tại chỗ như nhiễm trùng, xuất huyết.
+ Chấn thương dây thần kinh hoành.
+ Một số nguy cơ biến chứng ít gặp như thủng tim, tổn thương tĩnh mạch phổi, đột quỵ, tổn thương thực quản.
- Mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật?
Khoảng 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức ở ngực. Để có thể đi làm hoặc thể dục nhẹ nhàng, người bệnh cần chờ khoảng vài tuần sau phẫu thuật.
Thời gian lành vết mổ cũng sẽ mất khoảng vài tuần và sau thời gian này, sức khỏe của bệnh nhân cũng sẽ được cải thiện. Hiện tượng rung nhĩ vẫn có thể tiếp tục xảy ra nhưng sau phẫu thuật khoảng 10 tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Sau phẫu thuật khoảng 3 đến 4 tháng, bệnh nhân cần đến tái khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe và thực hiện theo lịch hẹn tái khám cũng như lời khuyên từ bác sĩ.
- Sau khi thực hiện cô lập tĩnh mạch phổi, người bệnh có cần dùng thuốc không?
Thông thường, người bệnh sẽ phải dùng một số loại thuốc trong vòng vài tháng tính từ thời điểm phẫu thuật. Có thể kể đến một số loại thuốc như:
+ Thuốc chống loạn nhịp: Người bệnh sẽ cần dùng đến khi nhịp tim trở nên ổn định hơn.
+ Thuốc chống đông máu: Tác dụng của loại thuốc này là phòng tránh nguy cơ đột quỵ cho người bệnh.
+ Sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh lượng thuốc chống đông máu nếu cần thiết.
Người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Để được tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp cô lập tĩnh mạch phổi hoặc muốn kiểm tra sức khỏe với các chuyên gia Tim mạch hàng đầu của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!