Tin tức

Có nên uống cây thuốc nam chữa bệnh thận hư không?

Ngày 02/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh thận hư là một trong những bệnh lý về suy giảm chức năng thận. Bệnh có nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng do tâm lý ngại đi bệnh viện nên không ít người đã sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh thận hư thay vì Tây y. Vậy điều này nên hay không nên, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết. 

1. Hội chứng bệnh thận hư là gì?

Bệnh thận hư hay còn gọi là hội chứng thận hư là tình trạng rối loạn bài tiết khi thận đào thải hơn 3g protein/ngày qua nước tiểu. Người mắc bệnh thận hư thường xuất hiện dấu hiệu phù nề và kèm theo đi tiểu có nhiều bọt, kém ăn, mệt mỏi

Xét nghiệm máu và nước tiểu kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, hoặc có thể sinh thiết thận để chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây hư thận. Thông thường bệnh hư thận có thể xuất hiện ở đối tượng và phổ biến ở độ tuổi trẻ em từ 1.5 đến 4 tuổi. 

Thận hư là tình trạng thận đào thải hơn 3g protein mỗi ngày

Thận hư là tình trạng thận đào thải hơn 3g protein mỗi ngày

2. Nguyên nhân bệnh thận hư

Cầu thận là một bộ phận trong cấu trúc của thận và có chức năng lọc máu thông qua màng cầu thận. Khi cầu thận ở trạng thái bình thường sẽ thực hiện giữ lại protein cần thiết trong cơ thể và ngăn không cho chúng đi qua màng lọc. Ngược lại, khi màng cầu thận bị viêm hoặc tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng đào thải protein qua màng lọc và bài tiết ra ngoài. Điều này khiến cho cầu thận không thể thực hiện đúng chức năng lọc máu từ đó làm suy giảm chức năng thận và gây hư thận. 

Viêm cầu thận khiến protein đi qua khỏi màng lọc và đào thải ra ngoài

Viêm cầu thận khiến protein đi qua khỏi màng lọc và đào thải ra ngoài

Hầu hết đối với những người trẻ hoặc không có bệnh lý nền thì tình trạng hư thận thường do nguyên nhân nguyên phát (không rõ nguyên nhân). 

Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có khả năng biến chứng dẫn đến hư thận như:

  • Lupus ban đỏ.

  • Tiểu đường .

  • Amyloidosis.

  • Sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng sinh hoặc chứa thành phần steroid trong quá trình điều trị bệnh lý khác.

  • Virus viêm gan B, viêm C, HIV.

  • Các bệnh ung thư biểu mô.

  • Huyết áp cao.

3. Triệu chứng của bệnh thận hư 

Để chẩn đoán bệnh hư thận, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng là những biểu hiện dễ phát hiện bên ngoài cơ thể. Đồng thời cần thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu và máu để tìm ra nguyên nhân bệnh.

3.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Phù nề, tràn dịch: là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết của người có dấu hiệu bệnh thận. Các triệu chứng phù tiến triển nhanh tại vùng mắt, chân, cổ chân. Tình trạng tràn dịch có thể xảy ra như: tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tim,...

Phù nề, tràn dịch là những biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư

Phù nề, tràn dịch là những biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư

  • Tiểu ít hơn 500ml trong vòng 24 giờ và đi kèm các triệu chứng phù nề. Khi nồng độ protein tăng, nước tiểu có hiện tượng sủi bọt khí.

  • Đau nhức tại các vị trí khớp tay chân, đầu gối,... do tràn dịch.

  • Khó thở, tức ngực, mệt mỏi.

  • Bệnh nhân thường chán ăn hoặc ăn kém nhưng tăng cân không kiểm soát do lượng nước tích tụ trong cơ thể (thường trên 5 - 8kg trong 1 tháng).

3.2. Kết quả xét nghiệm

  • Protein niệu trong nước tiểu tăng bất thường, có protein niệu > 3.5g/ 24h. 

  • Protein máu giảm < 60 g/lit.

  • Xuất hiện mỡ trong nước tiểu.

  • Lượng albumin trong máu < 2,5g/dL hoặc <25g/L. 

  • Cholesterol máu > 6.5mmol/l.

  • Tỷ lệ của lượng albumin - globulin trong máu < 1 do một lượng lớn albumin đã bị đào thải qua nước tiểu.

  • Tùy theo mức độ suy giảm chức năng thận sẽ có độ ure trong máu thay đổi hoặc nằm trong mức bình thường.

  • Nồng độ Na+ trong máu giảm do quá trình tích nước trong cơ thể làm pha loãng Na+ tuy nhiên mức Na+ tổng thể tăng.

  • Thời gian máu lắng nhanh hơn bình thường do sự chênh lệch lượng albumin và globulin có trong máu (loại trừ trường hợp nhiễm khuẩn)

4. Các biến chứng thường gặp

  • Suy dinh dưỡng do không bổ sung đủ và kịp thời lượng protein cần thiết cho cơ thể đã đào thải tự nhiên qua nước tiểu.

  • Nhiễm trùng: Điều trị thận hư bằng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.

  • Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Protein trong máu giảm khiến gan phải tăng cường chức năng tổng hợp lipoprotein để bù đắp khiến cho lipid huyết tăng.

  • Suy thận cấp hoặc mạn tính: Hội chứng thận hư khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, đặc biệt là Albumin máu làm suy giảm chức năng thận. Đây là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của căn bệnh này, nếu trầm trọng người bệnh có thể phải chạy thận hoặc thay thế thận.

  • Tràn dịch đa màng: dịch trong cơ thể sẽ len lỏi khắp nơi gây ra hiện tượng phù, sau đó là tràn dịch đa màng bao gồm cổ trướng (tràn dịch màng bụng), tràn dịch màng tinh hoàn, phổi, thậm chí là tim.

Bệnh nhân gặp biến chứng suy thận cần hỗ trợ lọc máu bằng máy

Bệnh nhân gặp biến chứng suy thận cần hỗ trợ lọc máu bằng máy

5. Nên uống cây thuốc nam chữa bệnh thận hư không?

Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc tây thì có không ít các bệnh nhân sử dụng thuốc nam để trị bệnh. Vậy nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh thận hư không? Dưới đây là những những lí do người bệnh không nên dùng thuốc nam để điều trị thận hư:

  • Các loại thuốc nam chưa được y học công nhận về tác dụng và độ an toàn trong điều trị bệnh hư thận.

  • Bệnh hư thận có tiến triển nhanh và nghiêm trọng trong thời gian ngắn cần được điều trị kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị.

  • Các biến chứng của bệnh hư thận diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với các trường hợp có bệnh nền sẵn.

  • Việc sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh thận hư có thể khiến người bệnh bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị, phục hồi.

Không nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh thận hư

Không nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh thận hư

Có thể thấy, thận đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể và bệnh hư thận là bệnh lý đặc biệt về suy giảm chức năng của thận. Chính vì thế, người bệnh nếu có các dấu hiệu của chứng thận hư nên đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị thay vì sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh thận hư. Ngoài ra trong quá trình điều trị bằng tây y, người bệnh cũng nên hạn chế việc uống thêm các loại thuốc nam vì chúng có thể làm mất hiệu quả của các loại thuốc đặc trị.

6. Chẩn đoán và điều trị các bệnh về thận tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm phát triển cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thận. MEDLATEC hiện có Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 15189:2012 và đây cũng cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam được Hội bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chất lượng

Hệ thống Y tế MEDLATEC sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chất lượng

Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, gồm hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, chụp MRI, CT Scan, X-quang... để phục vụ bệnh nhân. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. MEDLATEC luôn đảm bảo chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh cũng như giúp người bệnh có phác đồ điều trị tốt nhất. 

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “nên uống cây thuốc nam chữa bệnh thận hư không?” Nếu Quý khách có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thận hư hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, kiểm tra sức khỏe thì hãy gọi đến số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ