Tin tức

Có những loại ung thư phổi nào? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Ngày 10/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ung thư phổi thường tiến triển nhanh và rất dễ di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh cũng được cho là loại ung thư nguy hiểm nhất. Vậy có những loại ung thư phổi nào và phải làm sao để điều trị bệnh?

1. Có những loại ung thư phổi nào?

Với thắc mắc “có những loại ung thư phổi nào”, các chuyên gia giải đáp như sau: 

- Ung thư phổi thường được chia làm 2 loại đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. 

- Trong 2 loại kể trên thì ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phổ biến hơn và chiếm phần lớn người bệnh mắc ung thư phổi. 

Có nhiều loại ung thư phổi khác nhau

Có nhiều loại ung thư phổi khác nhau

1.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Loại ung thư này rất nguy hiểm vì nó có khả năng tiến triển nhanh, rất khó điều trị, dễ dàng di căn xa và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, khiến sức khỏe của người bệnh nhanh chóng bị suy kiệt. Những tế bào ung thư thường có chứa hạt nhân và kích thước của chúng rất nhỏ. Phần lớn các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. 

1.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

So với loại ung thư phổi tế bào nhỏ thì loại ung thư phổi này thường phát triển chậm hơn. Vì thế cơ hội điều trị hiệu quả bệnh cũng sẽ cao hơn nếu kịp thời phát hiện bệnh. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể được chia thành những dạng sau: 

- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Là trường hợp những tế bào ung thư xảy ra ở gần đường dẫn khí lớn trong phổi. Do vị trí của những tế bào và những khối u ung thư phổi nằm ở vị trí trung tâm, gần kề phổi nên người bệnh dễ phát triệu chứng hơn so với những loại ung thư phổi khác. 

Một số triệu chứng của bệnh như khó thở, thở khò khè, ho ra máu, bị đau vai lan xuống cánh tay, đau như bị kim châm ở bàn tay, đổ mồ hôi, cơ thể suy yếu. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị tăng canxi máu gây ra tình trạng yếu cơ và chuột rút. 

- Ung thư biểu mô tuyến: Bệnh thường có nguồn gốc từ mô phổi ngoại vi. Hiện nay, các trường hợp ung thư biểu mô tuyến đang có xu hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại nhất là bệnh thường có ít triệu chứng và rất khó để phát hiện sớm, đến khi bước sang giai đoạn muộn thì việc điều trị vô cùng khó khăn.

Người bệnh ho dai dẳng khi mắc ung thư phổi

Người bệnh ho dai dẳng khi mắc ung thư phổi

- Ung thư biểu mô tế bào lớn: Là những trường hợp mà các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở nhiều vị trí của phổi và thường rất khó điều trị. Tuy nhiên loại bệnh này hiếm gặp hơn. Bệnh thường tiến triển và có nguy cơ di căn cao hơn những loại bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khác. Một số biểu hiện của bệnh có thể kể đến như mệt mỏi, khó thở, ho ra máu, ho dai dẳng, đau tức ngực. 

2. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến: 

- Phẫu thuật: Người bệnh có thể được chỉ định cắt một phần hay một thùy phổi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phẫu thuật để cắt hai thùy hoặc cả một bên phổi. Phương pháp phẫu thuật phù hợp với những bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi những khối u còn khu trú, chưa có biểu hiện di căn vào trung thất hay sang phổi đối diện hoặc di căn xa.

- Xạ trị: Khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các tia bức xạ ion hóa với năng lượng cao để tác động lên tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Có thể kết hợp phẫu thuật với xạ trị để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. 

 - Hóa chất: Đây là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt và loại bỏ những tế bào ung thư phổi. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh cần được truyền hóa chất trước khi phẫu thuật. 

- Điều trị đích: Là phương pháp chỉ tác động đến tế bào ung thư, không tác động xấu đến các tế bào lành. 

Các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ: 

+ Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bạn có thể được phẫu thuật trước, sau đó thực hiện điều trị hóa chất, xạ trị để loại bỏ triệt để các tế bào ung thư. 

+ Đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì các bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau như xạ trị, hóa trị, cải thiện triệu chứng. 

- Với ung thư phổi loại tế bào nhỏ: 

+ Giai đoạn sớm: Người bệnh thường được điều trị bằng phương pháp kết hợp hóa trị và xạ trị. 

+ Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh được áp dụng điều trị bằng phương pháp hóa trị đơn thuần. Một số ít trường hợp xảy ra tình trạng khối u chèn ép trong lồng ngực gây đau nhức, di căn não thì cần được áp dụng phương pháp xạ trị. 

Làm việc ở môi trường độc hại có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người khác

Làm việc ở môi trường độc hại có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người khác

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị theo triệu chứng, chẳng hạn người bệnh bị khó thở nghiêm trọng do khoang màng phổi bị tụ dịch thì cần được dẫn lưu dịch ra ngoài để giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng. 

Sau khi đã kết thúc liệu trình điều trị, bạn cần đi khám định kỳ 3 tháng/lần trong vòng hai năm đầu. Trong những năm tiếp theo cần khám 6 tháng/lần. Trong quá trình thăm khám bệnh nhân thường được chỉ định một số phương pháp như khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp CT lồng ngực, siêu âm ổ bụng. Nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. 

- Để phòng ngừa ung thư phổi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

+ Từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. 

+ Bảo vệ lá phổi bằng những cách sau: Đeo khẩu trang khi ra ngoài(nhất là khi phải đến những vùng không khí ô nhiễm), thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và nhà ở, trồng thêm nhiều cây xanh để tăng cường oxy cho không gian sống,…

Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tam-soat-ung-thu-la-gi-tam-soat-ung-thu-het-bao-nhieu-tien-s91-n16447'  title ='tầm soát ung thư'>tầm soát ung thư</a> phổi

Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tầm soát ung thư phổi

+ Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. 

+ Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

+ Nếu có thể có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần đi khám sớm. 

+ Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi cần tầm soát ung thư theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp “có những loại ung thư phổi nào” và cách điều trị bệnh cũng như phòng bệnh hiệu quả. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư phổi, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.

Từ khoá: xạ trị ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.