Tin tức
Cộm mắt nhưng không có bụi là do đâu? Khắc phục bằng cách nào?
- 30/05/2023 | Ngủ sớm có hết thâm mắt không và cách cải thiện thâm mắt hiệu quả
- 02/06/2023 | Vì sao bị ngứa mắt vào ban đêm?
- 05/06/2023 | Mắt mí lót là gì? Nên cải thiện mí lót ra sao?
- 06/06/2023 | Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%: tác dụng và lưu ý khi dùng
- 06/06/2023 | Bé bị đau mắt, sưng mắt là do những nguyên nhân nào?
1. Mắt bị cộm có những biểu hiện như thế nào?
Mắt bị cộm là cảm giác như có cát hay một dị vật nào đó trong mắt. Lúc này, mắt có thể bị đỏ, cay và bỏng rát. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo như đau mắt, mắt nổi nhiều hạt, có ghèn mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, củng mạc mắt có thể chuyển sang màu vàng nâu và nổi lên những tia máu.
Cộm mắt khiến người bệnh rất khó chịu
Tình trạng cộm mắt kèm theo cảm giác ngứa, rất khó chịu khiến nhiều người có thói quen dụi mắt. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu có thể khiến giác mạc bị xước và gây tổn thương mắt. Khi bị xước giác mạc, người bệnh cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh tình trạng sẹo giác mạc khiến thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.
2. Cộm mắt nhưng không có bụi là do những nguyên nhân nào?
Bụi bẩn bay vào mắt chính là nguyên nhân thường gặp khiến bạn có cảm giác cộm mắt khó chịu. Bên cạnh đó, nhiều người bị cộm mắt nhưng không có bụi mà là do một số nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:
- Mắt bị chấn thương khi lao động.
- Mắt bị cộm hoặc khô mắt do phải tiếp xúc quá lâu với các loại thiết bị điện tử như điện thoại, màn hình máy tính, tivi,..
Cộm mắt do phải làm việc nhiều với máy tính
- Căng thẳng kéo dài do áp lực từ công việc hoặc một số vấn đề trong cuộc sống.
- Mất cân bằng nội tiết tố.
- Do dị vật.
- Do bệnh khô mắt.
Nước mắt có tác dụng duy trì độ ẩm cho mắt, bôi trơn mi mắt, nuôi dưỡng tế bào biểu mô, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bệnh khô mắt là tình trạng thiếu nước mắt.
Khô mắt có thể gây ra một số triệu chứng như nhức mắt, ngứa mắt, có cảm giác bị cộm mắt nhưng không có bụi, cay và đau rát mắt, mắt có nhiều bọt trắng hay gỉ mắt, có cảm giác nhòe mắt khiến người bệnh phải liên tục chớp mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên buồn ngủ và khó mở mắt vào sáng sớm khi vừa thức dậy.
Một số nguyên nhân gây khô mắt có thể kể đến như giảm tiết chế nước mắt, các bệnh lý miễn dịch toàn thân, tuyến lệ bị teo hoặc xơ hóa, sẹo kết mạc do mắt hột, dùng thuốc tra mắt lâu ngày, do môi trường không khí khô, mắc bệnh kết mạc mạn tính,…
- Do bệnh sạn vôi: Căn bệnh này khá phổ biến, canxi lắng đọng dưới lớp kết mạc sụn mi. Người bệnh có thể bị nhiều sạn vôi ở một hoặc cả hai bên mắt. Sạn vôi có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng sản vôi ở mắt thường rất dễ nhận biết.
Cộm mắt do sạn vôi ở mắt
Các trường hợp bị sạn vôi nhỏ và ít, người bệnh thường không cảm nhận được những triệu chứng bất thường. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện sạn vôi trong những buổi khám mắt.
Tuy nhiên, trường hợp sạn vôi to và nhiều thì những triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác cộm mắt giống như có bụi vào mắt, rất khó chịu. Vì thế, bệnh nhân thường có xu hướng chớp và dụi mắt nhiều, trong khi đó thị lực của bệnh nhân vẫn hoàn toàn bình thường.
- Ngoài ra, cộm mắt cũng có thể do một số bệnh lý khác như đau mắt đỏ, viêm mí mắt, mắt bị kích ứng hay dị ứng, mắt mọc chắp, mọc lẹo,…
3. Điều trị tình trạng cộm mắt nhưng không có bụi
Nếu mắt bị cộm nhưng không có bụi và kèm theo một số triệu chứng khác như cay, rát, nhòe mắt,… Bạn không nên chủ quan mà cần đi khám mắt sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.
- Nếu tình trạng bị cộm mắt là do chấn thương lao động, đặc biệt là những trường hợp có dị vật lớn rơi vào mắt, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế.
Không nên dụi mắt khi bị cộm mắt
- Nếu tình trạng cộm mắt do sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu thì phương pháp tốt nhất là điều chỉnh thói quen sử dụng máy vi tính, điện thoại, tivi,… và các thiết bị khác.
+ Người bệnh nên giảm tối đa thời gian tiếp xúc với màn hình máy vi tính.
+ Thường xuyên chớp mắt.
+ Thường xuyên cho mắt được nghỉ ngơi. Sau mỗi giờ làm việc bạn nên để mắt được nghỉ ngơi, mát xa mắt giúp mắt được thư giãn.
+ Có thể dùng một số phần mềm giúp giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử để giảm nguy cơ rủi ro cho mắt khi phải tiếp xúc quá lâu với các thiết bị này.
- Nếu tình trạng cộm mắt là do căng thẳng hoặc do sự mất cân bằng nội tiết ở những trường hợp mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh,… thì người bệnh cần điều chỉnh lối sống khoa học chẳng hạn như chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, không nên để mắt phải làm việc quá nhiều và kiểm soát căng thẳng tốt, hãy làm những việc mình yêu thích để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái,…
- Nếu mắt bị cộm và kèm theo một số biểu hiện bất thường thì rất có thể là đôi mắt của bạn đang bị ảnh hưởng bởi một bệnh lý nào đó. Không nên tự ý mua thuốc điều trị mà chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được các chuyên gia chẩn đoán và đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý:
+ Không dụi mắt để hạn chế nguy cơ xước giác mạc, gây tổn thương mắt.
+ Không đeo kính áp tròng khi đang bị cộm mắt.
+ Nếu phải đi ra ngoài thì nên đeo kính để phòng tránh bụi hoặc dị vật rơi vào mắt.
+ Người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
Trên đây là một số hướng dẫn khắc phục tình trạng cộm mắt nhưng không có bụi. Nếu có nhu cầu kiểm tra mắt, quý khách hàng có thể liên hệ Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!