Tin tức

Cúi xuống bị đau đầu: nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngày 10/12/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Cúi xuống bị đau đầu là hiện tượng nhiều người gặp phải, chủ yếu xuất hiện do áp lực công việc, ngồi quá lâu trước màn hình máy tính,... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý không thể chủ quan. Dưới đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ thông tin về nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng này.

1. Tại sao cúi xuống bị đau đầu?

1.1. Áp lực ở cổ

Khi cúi xuống, một áp lực lớn được đặt lên vùng cổ nên tăng nguy cơ đau đầu. Đặc biệt, nếu thường xuyên có thói quen cúi xuống đột ngột và sai tư thế thì áp lực này sẽ tăng lên, gây căng cơ và đau nhức ở đỉnh đầu.

Cổ chịu áp lực trong thời gian dài là nguyên nhân cúi xuống bị đau đầu

Cổ chịu áp lực trong thời gian dài là nguyên nhân cúi xuống bị đau đầu

1.2. Thay đổi tuần hoàn máu

Cúi xuống có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, nhất là ở khu vực vùng đầu cổ. Nếu lưu lượng máu đến não không đủ, có thể xảy ra hiện tượng đau đầu do sự thiếu máu não.

1.3. Căng cơ

Hành động cúi xuống có thể làm gây căng cơ cổ và vai gáy. Các cơ này được hoạt động liên tục trong khi hành động này diễn ra từ đó sinh ra cảm giác khó chịu và dễ đau nhức đầu.

1.4. Tăng huyết áp

Cúi xuống bị đau đầu cũng có thể xuất phát từ việc chỉ số huyết áp tăng đột ngột. Trong trường hợp này, cơn đau đầu thường khá dữ dội và kéo dài. Người bị tăng huyết áp cũng có thể gặp các hiện tượng như: đau ngực, buồn nôn, nhìn kém,...

1.5. Thiếu máu

Choáng váng, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu,… là một trong những dấu hiệu của chứng thiếu máu. Bệnh lý này khiến cho lượng hồng cầu giảm, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ gặp khó khăn. Não hoạt động kém hiệu quả nên sinh ra hiện tượng cúi xuống bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

1.6. U não

Sự phát triển của khối u não có thể tạo ra áp lực nội sọ và gây nên tình trạng cúi xuống bị đau đầu. Cơn đau đầu do khối u não thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc buổi đêm.

Vì thế, nếu bỗng nhiên bị đau đầu dữ dội mà chưa từng gặp trước đó kèm theo nói khó, sốt cao, nôn, đau cổ, yếu cơ,... thì nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

2. Cúi xuống bị đau đầu phải làm sao?

Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề cúi xuống bị đau đầu thì có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm đau và ngăn chặn tình trạng này là:

Cần nghỉ ngơi trong tư thế đúng để cải thiện tình trạng bị đau đầu khi cúi xuống

Cần nghỉ ngơi trong tư thế đúng để cải thiện tình trạng bị đau đầu khi cúi xuống

- Nghỉ ngơi và chỉnh lại tư thế

Ngay khi bạn cảm thấy đau đầu khi cúi xuống, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Duy trì tư thế thoải mái và giữ đầu ở mức cao nhất sẽ giảm áp lực lên vùng cổ và đầu. Điều này sẽ giúp cảm giác đau đầu được cải thiện.

- Thực hiện bài tập cổ

Các bài tập cổ như xoay đầu, ngửa cổ và day nhấn để massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng cơ và cải thiện tuần hoàn máu. Điều này sẽ giảm được cảm giác cúi xuống bị đau đầu.

- Chườm nóng hoặc lạnh

Đặt một gối lạnh hoặc nóng lên vùng cổ và đầu có thể giúp giảm đau và sưng. Gối lạnh thường hữu ích cho việc giảm viêm, trong khi gối nóng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.

- Uống đủ nước

Thiếu nước có thể gây đau đầu. Hãy đảm bảo bạn duy trì trạng thái cơ thể được cung cấp đủ nước để hỗ trợ chức năng cơ bản và ngăn chặn đau đầu.

Nếu tình trạng đau đầu khi cúi xuống kéo dài và không giảm đi sau những biện pháp tự nhiên thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình hình sức khỏe và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

3. Cách phòng tránh đau đầu khi cúi xuống 

Để tránh gặp phải tình trạng cúi xuống bị đau đầu, có một số biện pháp mà bạn có thể chủ động thực hiện được là:

- Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya, tập thể dục đều đặn và giới hạn thời gian xem tivi, thời gian làm việc liên tục trước máy tính (sau khoảng 20 phút nên đứng lên vận động nhẹ).

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì thực hiện đều đặn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cúi xuống đau đầu. Vì thế, bạn hãy:

+ Chia nhỏ bữa ăn của mình và tránh các thực phẩm đã được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp. 

+ Các loại chế phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt như bánh kẹo, nước giải khát cũng nên được loại trừ.

+ Hạn chế cà phê và trà vì các loại đồ uống này có thể tạo ra gốc tự do - yếu tố nguy hiểm gây ra hiện tượng đau nửa đầu và có thể làm trầm trọng hóa tình trạng cúi xuống bị đau đầu.

- Tập luyện thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ mỗi ngày,.. sẽ hỗ trợ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

- Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho não để bảo vệ mạch máu não, chống lại gốc tự do và cải thiện chứng đau đầu.

Thường xuyên bị đau đầu khi cúi xuống cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân

Thường xuyên bị đau đầu khi cúi xuống cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân

Tất cả những biện pháp trên đây có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng cúi xuống bị đau đầu để mang lại cảm giác thoải mái trong sinh hoạt và lao động mỗi ngày. Trong đó, giữ tư thế đúng và duy trì tập luyện đều với các bài tập vừa sức sẽ giúp tránh gây tổn thương cho vùng đầu cổ. 

Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện thay đổi lối sống, làm việc và điều chỉnh tư thế đúng có thể giúp bạn tránh được hiện tượng cúi xuống bị đau đầu và có được sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, trong trường hợp thường xuyên tái diễn tình trạng này thì tốt nhất nên khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Đây cũng là cách tìm ra giải pháp để tránh những hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về việc tại sao cúi xuống bị đau đầu và cách phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này. Nếu cần tìm đến sự hỗ trợ y tế giúp xác định chính xác nguyên nhân thường xuyên đau đầu, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC tư vấn cách xử trí đúng đắn và an toàn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.