Tin tức
Da rám nắng có hại sức khỏe không? Cách phục hồi như thế nào?
- 30/04/2024 | Bật mí 6 cách phục hồi da cháy nắng nhanh chóng, đơn giản tại nhà
- 01/02/2024 | Bỏng nắng: 6 điều bạn cần làm để cải thiện nhanh tình trạng!
- 01/12/2023 | [Góc tư vấn] Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại?
- 30/04/2024 | Da bị cháy nắng là như thế nào? Có sao không?
1.
Da như thế nào thì gọi là rám nắng?
Da bị rám nắng (Tanning Skin hoặc Brown Skin) là hiện tượng da thay đổi màu sắc, sạm đen sau khi tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời hoặc qua tác động của các phương pháp công nghệ.
Khi da tiếp xúc với tia UV sẽ kích thích sản xuất huyết sắc tố melanin khiến da trở nên tối màu hơn. Nếu tiếp xúc quá lâu, da sẽ có hiện tượng bỏng, rát và cháy nắng. Mức độ tổn thương da khi bị cháy nắng nghiêm trọng hơn rám nắng và tăng nguy cơ chuyển sang ung thư da.
Rám nắng là tình trạng da thay đổi sắc tố, sạm màu do tác động của ánh nắng mặt trời.
2. Da bị rám nắng có gây hại sức khỏe không?
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia cực tím, mỗi loại sẽ gây ra những tác động khác nhau trên da.
Các loại tia cực tím
3 loại tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời là:
● Tia UVA: Là tia bức xạ với bước sóng dài, có khả năng xâm nhập vào lớp hạ bì của da và phá hủy các sợi collagen đồng thời oxy hóa melanin khiến da bị rám nắng, sậm màu.
● Tia UVB: Là tia bức xạ với bước sóng ngắn, tác động chủ yếu ở lớp biểu bì, kích thích da sản sinh melanin dẫn đến sạm đen, tối màu hơn bình thường.
● Tia UVC: Là tia bức xạ có bước sóng ngắn, rất độc với cơ thể tuy nhiên được tầng ozon hấp thụ nên không gây ảnh hưởng đến da.
Da bị rám nắng có hại không?
Thực tế, da bị sạm màu là cơ chế bảo vệ của cơ thể khi ánh nắng mặt trời gây ra những tác hại xấu đến da. Da rám nắng có lợi hay hại đối với sức khỏe còn tùy thuộc vào mức độ tác động. Những biểu hiện của tình trạng da rám nắng theo mức độ từ nhẹ đến nặng là:
● Ở mức độ nhẹ, làn da chỉ có hiện tượng ửng hồng hoặc đỏ lên sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da ấm nóng khi chạm vào.
● Ở mức độ nặng hơn, da có hiện tượng đau rát, sưng tấy.
● Khi da bị tổn thương nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng rộp da, nổi mụn nước li ti.
Như vậy, nếu bạn muốn có làn da rám nắng tự nhiên thì có thể phơi nắng vào buổi sáng sớm. Dưới tác động của UVB, da sẽ thay đổi sắc tố do tăng sản xuất melanin mà không bị ảnh hưởng vào các lớp bên trong. Ngoài ra, việc phơi nắng buổi sáng còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin D góp phần vào sự phát triển và chắc khỏe của xương.
Tuy nhiên, không phơi nắng quá lâu hoặc phơi nắng vào thời điểm có nhiều tia UVA. Thông thường, khoảng thời gian từ 9h sáng đến 4h chiều là lúc tia UVA hoạt động mạnh. Nếu da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục trong thời gian này sẽ tăng nguy cơ tổn thương, thậm chí là bị ung thư da. Trường hợp bạn muốn có một làn da rám nắng tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe thì chỉ nên phơi nắng trước 9h sáng và sau 4h chiều.
Mỗi loại bức xạ từ mặt trời sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến làn da
3. Cách để phục hồi làn da rám nắng
Theo thời gian, vết rám nắng có thể mờ dần nhưng nếu bạn có biện pháp chăm sóc đúng cách thì quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Dưới đây là một số cách để bạn lấy lại làn da trắng sáng, đều màu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là:
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết đều đặn 2 - 3 lần/tuần giúp loại bỏ lớp tế bào da chết, dư thừa và bị thay đổi sắc tố bên ngoài. Điều này sẽ thức đẩy quá trình tái tạo da mới và loại bỏ hiệu quả lớp da bị rám nắng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu thì khi tẩy tế bào chết cho da rám nắng, bạn cần lưu ý:
● Lựa chọn sản phẩm và cách tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng, loại da. Chẳng hạn đối với da khô, nhạy cảm thì có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, pH cân bằng và không chứa chất bảo quản, chất hóa học gây kích ứng da. Những làn da dầu và dày thì tẩy tế bào chết vật lý sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
● Khi tẩy tế bào chết, chỉ massage mặt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh khiến phần da đang bị tổn thương lại càng tổn thương nghiêm trọng hơn.
● Không tẩy tế bào chết liên tục hoặc quá nhiều lần trong tuần.
● Sau khi tẩy tế bào chết thì không được bỏ qua bước dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô.
Tẩy tế bào chết là một trong những cách hiệu quả để cải thiện làn da bị rám nắng
Làm mát da bằng đá lạnh
Bạn có thể sử dụng khăn mềm bọc viên đá lạnh rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rám nắng khoảng 10 - 15 phút để làm dịu da sau khi bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Tuy nhiên, cần lưu ý là không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da vì sẽ dễ gây ra tình trạng bỏng lạnh.
Cải thiện tình trạng rám nắng bằng nguyên liệu tự nhiên
Bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng da rám nắng như:
● Mật ong kết hợp sữa chua không đường sau khi trộn đều thì thoa lên vùng da bị rám nắng để giúp da sáng và đều màu.
● Bột yến mạch trộn với soda rồi thoa đều lên vùng da rám nắng khoảng 10 phút sau đó rửa sạch cho tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu kích ứng trên đa.
● Nha đam là nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng da bị rám nắng hiệu quả nhờ thành phần giàu vitamin và khoáng chất. Sử dụng gel lô hội vừa có tác dụng làm dịu kích ứng da do tác động của ánh nắng mà trời mà còn cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất, giúp da sáng và đều màu.
Sử dụng nha đam để làm dịu làn da bị tổn thương do tia cực tím
Tùy theo từng mức độ mà tình trạng da rám nắng có gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Tuy nhiên, nếu da xuất hiện tình trạng bỏng rát, nổi mụn nước hay bất kỳ triệu chứng nào sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!