Tin tức

Đau gan bàn chân - Triệu chứng thường gặp nhưng không nên chủ quan

Ngày 04/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Đau gan bàn chân là triệu chứng thường gặp ở khá nhiều người. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp, biểu hiện này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

1. Thế nào là đau gan bàn chân? 

Theo các bác sĩ, bàn chân luôn phải chịu trọng lực lớn từ cơ thể dồn xuống. Đau gan bàn chân là tình trạng khá thường gặp. Cơn đau có xu hướng diễn biến âm ỉ, gây khó chịu, khiến quá trình di chuyển gặp đôi chút khó khăn. 

Đau gan bàn chân ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, khiến người bệnh khó chịu

Đau gan bàn chân ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, khiến người bệnh khó chịu 

Không chỉ gây đau khi di chuyển, mà ngay cả lúc nghỉ ngơi nhiều người cũng bị đau. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. 

2. Đau gan bàn chân là dấu hiệu bệnh lý gì? 

2.1. Viêm cân gan bàn chân

Bộ phận làm nhiệm vụ giảm bớt áp lực cho bàn chân là dải cân cơ cấu thành từ nhiều sợi Collagen, phân bổ từ chỏm xương bàn chân cho đến phần xương gót chân. Ngoài tác dụng giảm áp lực, bộ phận này cũng giúp bảo vệ hệ thống khớp, hỗ trợ quá trình di chuyển. 

Đau gan bàn chân có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm cân gan bàn chân

Đau gan bàn chân có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan bàn chân xảy ra khi cân cơ bị tổn thương, gây viêm. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau tại mặt phía dưới của gót chân, khu vực tập trung cân cơ. Sự xuất hiện của cơn đau khiến người bệnh di chuyển khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Cơn đau tập trung dưới lòng bàn chân thường diễn biến từ nhẹ đến nặng. Khi đó, bệnh nhân cảm tưởng như bị dao hoặc vật nhọn đâm dưới chân. Người bệnh có thể cảm nhận rõ cơn đau khi đứng trên nền cứng. Cơn đau chủ yếu tập trung vào buổi sáng khi thức dậy, khiến bàn chân bị co cứng, khó đi lại. Tuy nhiên, mức độ đau thường giảm sau một vài tiếng trong ngày. 

2.2. Đau dây thần kinh tọa

Cơn đau dây thần kinh tọa xuất hiện dọc theo hệ thống của dây thần kinh tọa. Không chỉ cảm thấy đau ở phần trên thắt lưng mà người bệnh còn bị đau xuống tận dưới lòng bàn chân. 

Đau dây thần kinh tọa có thể ảnh hưởng xuống lòng bàn chân

Đau dây thần kinh tọa có thể ảnh hưởng xuống lòng bàn chân 

Đặc điểm của đau dây thần kinh tọa là chỉ tập trung tại một bên cơ thể. Do đó, đau gan bàn chân cũng thường chỉ biểu hiện tại một bên chân. 

2.3. Hội chứng ống cổ chân

Bệnh lý này liên quan đến tình trạng rối loạn dây thần kinh chày phía sau ống cổ chân. Khi đó, mạng lưới dây thần kinh tại đây chịu sự tác động của lực chèn ép. Tổn thương do lực chèn ép gây ra cơn đau tại gan bàn chân, cùng với đó là triệu chứng nóng bàn chân, tê bì,... Người bị béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ chân.

2.4. Suy tĩnh mạch chân

Không chỉ gây đau gan bàn chân, bệnh lý suy tĩnh mạch chân còn là nguyên nhân gây ra tình trạng đau cẳng chân. Khi bị suy tĩnh mạch chân, bạn có thể quan sát thấy vùng tĩnh mạch bị giãn, hiện tượng phù nề ở khu vực chân dưới. 

2.5. U thần kinh 

U thần kinh hình thành từ những tế bào phát triển bất thường. Khối u có thể xuất hiện tại giữa các ngón chân, khởi phát từ một chấn thương. Người hay chơi thể thao, phải chạy nhảy nhiều dễ bị u thần kinh tại giữa các ngón chân. Bên cạnh đó, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, múa ba lê, leo núi cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. 

Cơn đau gan bàn chân gây ra bởi khối u thần kinh theo hướng dai dẳng. Ngoài biểu hiện đau, người bệnh còn bị tê, ngứa ran ngón chân. 

2.6. Viêm xương vừng hoặc chấn thương xương vừng

Viêm xương vừng xuất hiện khi xương vừng hoạt động quá mức. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau âm ỉ, ngón chân cái bị sưng tấy. Vận động viên điền kinh, vận động viên tennis, diễn viên múa,... là đối tượng có nguy cơ bị chấn thương xương vừng. 

2.7. Đau, viêm ụ bàn chân 

Đau, viêm ụ bàn chân là một trong những nguyên nhân gây nhức, nóng tại giữa lòng bàn chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi, người béo phì, người bị gout, người bị đái tháo đường, vận động viên thể thao, người hay đi giày cao gót. 

3. Phải làm gì khi bị đau gan bàn chân? 

Theo các bác sĩ, mọi người không quen chủ quan khi nhận thấy cơn đau gan bàn chân xuất hiện. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, hướng dẫn cách khắc phục. Trong quá trình xác định nguyên nhân, bác sĩ đôi khi sẽ quan sát chuyển động của vùng đầu gối, mắt cá chân và vùng hông.

Bạn nên đi kiểm tra nếu bị đau gan bàn chân

Bạn nên đi kiểm tra nếu bị đau gan bàn chân

Khi kiểm tra xác định bệnh lý, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bị đau, điều tra triệu chứng. Kết hợp với đó, người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang, siêu âm hoặc làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác. 

Phụ thuộc theo tình hình bệnh lý, bác sĩ cần chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để giúp người bệnh giảm triệu chứng đau, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống. 

4. Cách hạn chế các cơn đau gan bàn chân 

Để hạn chế sự xuất hiện của cơn đau gan bàn chân, bạn nên kết hợp một vài biện pháp như: 

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập để cân nặng không tăng nhanh, tránh béo phì, hạn chế áp lực xuống lòng bàn chân. 
  • Chọn giày đúng size, hạn chế đi giày cao gót: Để bảo vệ đôi chân, bạn cần chú ý chọn giày dép đúng size, không nên đi giày cao gót thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng không nên duy trì thói quen đi chân trần trên nền cứng, gồ ghề. 
  • Tác dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên ăn nhiều rau củ quả. Song song với đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ nhiều hải sản, thịt, rượu, bia nếu từng bị gout. 
  • Luyện tập thể dục thể thao hợp lý: Bạn không nên tập luyện thể thao quá sức. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn môn thể thao phù hợp, luyện tập vừa sức. 

Bạn nên chú ý chọn giày đúng size, hạn chế đi giày cao gót

Bạn nên chú ý chọn giày đúng size, hạn chế đi giày cao gót

Tốt nhất, nếu bị đau gan bàn chân, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu chưa biết nên đi khám ở đâu, bạn có thể tham khảo và lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ