Tin tức

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Ngày 05/05/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng càng cao hơn đối với mẹ bầu bị bệnh. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì và cần điều trị bệnh như thế nào để đảm bảo sức khỏe mẹ và không gây ảnh hưởng đến thai nhi?

1. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai

Những thai phụ bị ung thư cổ tử cung có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường như sau:

- Đau vùng chậu: Đây có là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai. Nếu những cơn đau bụng dưới và đau vùng xương chậu liên tục xuất hiện, cơn đau kéo dài ngay cả khi mẹ bầu đã nghỉ ngơi thì nguyên nhân có thể do ung thư cổ tử cung. Cụ thể, khi khối u ác tính ngày càng to lên, nó có thể chèn ép các cơ quan vùng chậu và khiến mẹ bầu cảm thấy đau vùng xương chậu. 

Đau vùng chậu có thể là do ung thư cổ tử cung

Đau vùng chậu có thể là do ung thư cổ tử cung 

- Đau khi quan hệ hoặc có biểu hiện chảy máu âm đạo sau khi quan hệ: Đây có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong thai kỳ, trong đó bao gồm ung thư cổ tử cung. 

- Lượng dịch âm đạo nhiều: Hiện tượng sinh lý này thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, chị em nên đi khám sớm nếu dịch âm đạo xuất hiện những triệu chứng bất thường như sau:

+ Dịch âm đạo có màu sắc bất thường, chẳng hạn như có màu trắng đục, nâu hay có lẫn máu. 

+ Dịch âm đạo có mùi hôi. 

- Xuất huyết âm đạo bất thường: Đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, thậm chí là sảy thai. 

- Một số triệu chứng khác: Ngoài những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai đã nêu trên, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như phù chân, chán ăn, rối loạn tiểu tiện, cơ thể mệt mỏi,...

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh

Ngoài thắc mắc về dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai, nhiều chị em còn đặc biệt quan tâm đến sự nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi. Ung thư cổ tử cung không trực tiếp gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, khi mẹ bầu áp dụng các phương pháp điều trị bệnh như xạ trị, hóa trị,... thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, một số vấn đề mà thai nhi có thể gặp phải như sau: 

- Thai nhi chậm phát triển, thậm chí có nguy cơ sảy thai. 

- Gây dị tật thai nhi. 

Những tế bào ung thư có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi

Những tế bào ung thư có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi

Mẹ bầu được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung thì điều trị bệnh ung thư tử cung trong thai kỳ luôn là vấn đề khó khăn. Vấn đề khó khăn đầu tiên xuất phát từ việc phải giữ thai cho đến khi thai có khả năng sống. Vấn đề thứ hai là do cổ tử cung và mô liên kết vùng chậu phù nề, mềm nên rất khó đánh giá được toàn bộ tử cung và vùng lân cận.

3. Phương pháp điều trị

Nguyên tắc xử trí ung thư cổ tử cung ở bệnh nhân có thai cũng giống như bệnh nhân không có thai, mặc dù khả năng sống của thai cũng là vấn đề. Tiên lượng đối với tất cả giai đoạn cũng tương tự như ở bệnh nhân không có thai. Bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ bầu và gia đình để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Nguyên tắc chung như sau :

+ Nếu được chẩn đoán trước 20 tuần: Không nên trì hoãn mà cần điều trị bệnh sớm cho mẹ bầu. 

+Các trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán sau 30 tuần: Bác sĩ có thể cân nhắc về việc trì hoãn điều trị từ 2 – 4 tuần để bảo vệ thai. 

+ Giai đoạn tuổi thai từ 20 – 30 tuần thường rất khó xử trí. 

Tuy nhiên, tiên lượng bệnh xấu đi nhiều ở người bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn IB có tổn thương nhỏ nếu trì hoãn điều trị để cải thiện khả năng sống của thai. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid để tăng trưởng thành phổi thai nhi.

- Ở giai đoạn đầu của thai kỳ: Ở giai đoạn này, thai nhi chưa ổn định và những phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị đều có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, thai phụ có thể trì hoãn việc điều trị. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng hoặc mẹ bầu muốn ưu tiên việc điều trị bệnh có thể cân nhắc về vấn đề đình chỉ thai. 

- Đối với giai đoạn IA: điều trị khoét chóp cổ tử cung, sau đó có thể trì hoãn điều trị triệt để cho đến khi thai đủ trưởng thành. 

- Bệnh nhân có tổn thương vi xâm nhập dưới 3mm và không có xâm nhập khoang mạch bạch huyết có thể được theo dõi tới khi thai đủ tháng.

- Bệnh nhân có vi xâm nhập 3 – 5 mm, có xâm nhập khoang mạch bạch huyết cũng có thể được theo dõi tới đủ tháng hoặc khi phổi thai nhi đã trưởng thành. Chỉ định mổ lấy thai kết hợp cắt tử cung tận gốc cải tiến và nạo hạch chậu.

- Bệnh nhân xâm nhập trên 5mm nên được điều trị như ung thư xâm nhập giống như các trường hợp không có thai.

- Giai đoạn II – IV: Nên được xạ trị và miễn dịch. Nếu thai nhi có khả năng sống, mổ lấy thai và bắt đầu điều trị ngay sau mổ. Nếu ở 3 tháng đầu thai kỳ, bắt đầu xạ trị ngoài và thai sẽ sảy tự nhiên. Nếu ở 3 tháng giữa, có thể trì hoãn điều trị để cải thiện khả năng sống của thai.

Bác sĩ sẽ cân nhắc về phác đồ điều trị bệnh cho thai phụ

Bác sĩ sẽ cân nhắc về phác đồ điều trị bệnh cho thai phụ

Như vậy có thể nói rằng, việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là vấn đề rất quan trọng. Càng phát hiện dấu hiệu bệnh sớm thì mẹ bầu sẽ càng có nhiều cơ hội điều trị bệnh và bác sĩ có thể cân nhắc những phương pháp điều trị tốt nhất để hạn chế gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này hay các vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu đặt lịch khám bệnh, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các tổng đài viên trực tiếp hướng dẫn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ