Tin tức

Đau khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh gì, hướng chẩn đoán và điều trị

Ngày 07/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau khi đi đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Do vậy, nếu nhận thấy triệu chứng này xuất hiện với tần suất thường xuyên, không thuyên giảm, bạn nên chủ động đi kiểm tra để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

1. Đau khi đi đại tiện là gì? 

Đau khi đi đại tiện có thể xuất hiện trước hoặc sau mỗi lần đi đại tiện. Cơn đau thường rõ nét khi bạn lau chùi, tác động lên vùng hậu môn. 

Đau hậu môn khi đi đại tiện gây không ít khó chịu

Đau hậu môn khi đi đại tiện gây không ít khó chịu

Bên cạnh tình trạng táo bón thông thường, cảm giác đau tại vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý về đường ruột. Ngoài ra, khi vùng niêm mạc tại hậu môn bị nứt hoặc rách, cơn đau này cũng xuất hiện. 

2. Đau khi đi đại tiện có thể là dấu hiệu của bệnh gì? 

2.1. Trĩ 

Người bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại đều hay bị đau khi đi đại tiện. Nếu như bị trĩ nội, người bệnh đôi khi còn bị chảy máu trong. Với trường hợp trĩ ngoại, triệu chứng kèm theo cơn đau là ngứa hậu môn. 

Trĩ nội và trĩ ngoại đều gây đau khi đi đại tiện

Trĩ nội và trĩ ngoại đều gây đau khi đi đại tiện

2.2. Nứt kẽ hậu môn 

Nứt kẽ hậu môn có xu hướng khởi phát từ các vết xước, vết rách nhỏ tại vùng hậu môn và gây đau, nhất là mỗi lần đi vệ sinh. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, vùng nứt có thể tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn liên tục, bạn cần đi khám và điều trị. 

2.3. Viêm ruột 

Đây là tình trạng viêm nhiễm khởi phát trong ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột là do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn, virus. Triệu chứng khá đặc trưng của viêm ruột là đau mỗi lần đi đại tiện, kèm theo đó là đau bụng, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng. 

2.4. Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài 

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau mỗi lần đi đại tiện. 

  • Táo bón mạn tính: Được xác định khi số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, kéo dài trên 3 tháng. Lúc này, phân có xu hướng vón cục, cứng và khô hơn bình thường gây cảm đau hậu môn khi đi đại tiện. 
  • Tiêu chảy dài ngày: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày dễ khiến vùng hậu môn bị tổn thương, xuất hiện tình trạng đau rát. 

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài dễ khiến hậu môn tổn thương xuất hiện cơn đau

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài dễ khiến hậu môn tổn thương xuất hiện cơn đau 

2.5. Viêm trực tràng 

Viêm trực tràng thường khiến người bệnh đau rát mỗi lần đi đại tiện. Bởi phần cuối của đại tràng chính là trực tràng, cổng mở đào thải phân ra ngoài cơ thể. Bên cạnh triệu chứng đau, người bệnh đôi khi còn bị chảy máu, tiết dịch. 

2.6. Áp xe, rò hậu môn 

Hầu hết người bị áp xe và rò hậu môn đều bị đau mỗi lần đi vệ sinh. Khi đó, mủ vùng hậu môn hoặc tại vùng đại tràng gây nhiễm trùng ở bên trong và bên ngoài. 

Ngoài những cơn đau khi đi vệ sinh, khu vực bị tổn thương còn sưng nóng, chảy mủ. Lúc này, bệnh nhân cần được phẫu thuật để hạn chế các biến chứng nguy hiểm hơn. 

2.7. Ung thư hậu môn 

Đau mỗi lần đi đại tiện đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hậu môn. Bên cạnh những cơn đau tại vùng hậu môn khi đi đại tiện, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, cân nặng giúp giảm bất thường, cơ thể mệt mỏi

Không chỉ gây đau tại vùng hậu môn mỗi lần đi vệ sinh, các khối u còn gây chèn ép, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Vì thế, nếu nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi kiểm tra sớm. 

2.8. Nhiễm nấm, giun sán, bệnh lý lây lan qua đường tình dục 

Tình trạng nhiễm nấm, giun sán hoặc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,... dễ gây đau tại vùng hậu môn trực tràng. Một số triệu chứng kèm theo là ngứa, chảy dịch hoặc máu tại hậu môn.

3. Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau khi đại tiện

Ngoài 8 nhóm bệnh lý cơ bản kể trên, cơn đau xuất hiện mỗi lần đi đại tiện còn đến từ những nguyên nhân khác như: 

  • Tiêu thụ thức ăn cay nóng: Những loại thực phẩm cay nóng khó bị phân hủy hoàn toàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đào thải thực phẩm chưa bị phân hủy hết qua hậu môn. Mặt khác, lớp da vùng hậu môn vốn rất nhạy cảm, dễ bị kích thích dẫn đến cơn đau khi đại tiện. 
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh quá lâu, lượng phân sẽ bị lưu lại, vô tình gây mất nước tăng nguy cơ táo bón, khiến hậu môn bị đau mỗi lần đi đại tiện. 
  • Hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ: Vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ dễ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn gây viêm, đau rát. 
  • Giao hợp qua đường hậu môn: Việc giao hợp hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, gây đau. Ngoài ra, giao hợp theo hướng thô bạo cũng dễ khiến hậu môn bị tổn thương, tạo điều kiện lây lan bệnh lý về đường tình dục. 

Thực phẩm cay nóng thường không thể phân hủy hoàn toàn gây đau hậu môn

Thực phẩm cay nóng thường không thể phân hủy hoàn toàn gây đau hậu môn 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

4.1. Chẩn đoán

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ cần kiểm tra hậu môn của bệnh để xác định sơ bộ nguyên nhân gây đau. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng, chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm để khẳng định chính xác kết quả. Bao gồm:

  • Nội soi trực tràng hay đại tràng: Đây là kỹ thuật cho phép bác sĩ quan sát rõ hình ảnh phía trong trực tràng hoặc đại tràng, phát hiện nhanh dấu hiệu tổn thương. 
  • Đo áp lực dụng hậu môn: Phương pháp xét nghiệm hỗ trợ đánh giá chức năng, sức cơ tại vùng cơ đại tràng. 

4.2. Điều trị

Phác đồ điều trị chắc cơn đau khi đi đại tiện thay đổi tùy vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu chưa cần can thiệp phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một vài loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống virus hoặc chống nấm, thuốc bôi tại chỗ, thuốc trị viêm trực tràng,...

Người bị đau hậu môn khi đi đại tiện thường được chỉ định dùng thuốc

Người bị đau hậu môn khi đi đại tiện thường được chỉ định dùng thuốc 

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, lỗ rò. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần theo dõi, điều trị. 

Song song với đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập để giúp bệnh cải thiện nhanh hơn, cụ thể như: 

  • Ưu tiên bổ sung rau, củ, quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn. 
  • Duy trì thói quen tập luyện dục thể thao hàng ngày. 
  • Theo dõi những thay đổi của cơ thể và thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị. 

5. Làm thế nào để hạn chế tình trạng đau mỗi lần đi đại tiện? 

Triệu chứng đau khi đi đại tiện có thể phần nào được cải thiện nếu bạn áp dụng một vài biện pháp sau: 

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể (2 - 3 lít nước/ngày). 
  • Tích cực bổ sung chất xơ lành tính chứa nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Hạn chế tác động mạnh vào vùng hậu môn. 
  • Không dùng dung dịch vệ sinh tẩy rửa mạnh để làm sạch hậu môn. 
  • Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 

Đau khi đi đại tiện thường là triệu chứng cảnh báo bệnh lý liên quan đến đường ruột. Nếu thấy triệu chứng này xuất hiện với tần suất thường xuyên, không thuyên giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, điều trị. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng đánh giá cao mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và lựa chọn thăm khám. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.