Tin tức
Đi ngoài phân xanh là dấu hiệu của bệnh gì và nguyên nhân gây nên
- 19/04/2022 | Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn là do đâu?
- 29/01/2023 | Gợi ý những thuốc đi ngoài hiệu quả hay được khuyên dùng
- 16/06/2024 | Ăn xong đau bụng đi ngoài có phải là bệnh lý và cách cải thiện
- 25/06/2024 | Đi ngoài ra mỡ có phải là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm hay không?
- 02/07/2024 | Đi ngoài phân nhỏ - Dấu hiệu ung thư đại tràng tiềm ẩn
1. Màu sắc bình thường của phân
Phân ở trạng thái bình thường có màu vàng nâu. Thực tế, màu sắc của phân được quyết định bởi hỗn hợp sót lại của thực ăn sau quá trình tiêu hóa, cụ thể đây là kết quả của quá trình phân hủy thức ăn nhờ quá trình xúc tác của các dịch tiêu hóa từ gan, tụy và sự hỗ trợ của lợi khuẩn đường ruột, cùng lượng chất thải vi sinh vật trong đường ruột.
Màu sắc của phân được quyết định khá lớn bởi chế độ ăn uống
Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày cũng ảnh hưởng đến màu sắc của phân thải ra. Dựa vào màu phân, đặc điểm kết cấu, bạn sẽ phần nào đánh giá được tình trạng sức khỏe đường ruột.
2. Vì sao phân lại có màu xanh?
2.1. Do một số loại thực phẩm
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân xanh là do sự thay đổi của chế độ ăn uống. Trong đó, rau cải xoăn, rau cải xanh, trái việt quất,... là những loại rau, trái cây dễ làm cho phân chuyển sang màu xanh.
Việt quất - loại trái cây dễ khiến phân chuyển xanh
Thực tế, những loại rau có màu xanh đậm, bột màu xanh từ lá thực vật luôn chứa một lượng diệp lục nhất định. Đây chính là lý do giải thích vì sao khi ăn nhiều rau xanh hoặc bột xanh, phân của chúng ta lại có màu xanh.
Ngoài ra, tiêu thụ các loại thực phẩm chứa phẩm màu cũng dễ khiến phân chuyển màu xanh thay vì màu vàng nâu đặc trưng.
2.2. Ảnh hưởng của dịch trong túi mật
Mật là chất lỏng tạo ra bởi gan được chứa trong túi mật. Màu sắc đặc trưng của dịch mật là màu vàng xanh. Chức năng chính của mật là hỗ trợ quá trình phân hủy chất béo từ việc kích thích Lipase tuyến tụy, mật lúc này cũng sẽ bị phá hủy và được thải ra ngoài.
Ở người bị tiêu chảy, bụng xuất hiện cơn đau quặn, tốc độ phân hủy của mật sẽ bị chậm lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phân chuyển xanh.
2.3. Tác dụng của một số loại thuốc
Khi sử dụng một số loại thuốc, phân của bạn thường có màu xanh. Đơn cử như thuốc kháng sinh bởi nhóm thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột, làm giảm lượng vi khuẩn nhuộm nâu tại phần dưới ruột, từ đó khiến phân có màu xanh.
Nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến phân chuyển xanh
Ngoài ra thuốc chống viêm không Steroid, thuốc tránh thai, sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt,... cũng được cho là dễ ảnh hưởng đến màu sắc của phân.
2.4. Do thực hiện một số thủ thuật y khoa
Khi thực hiện thủ thuật y khoa như ghép tủy, màu sắc của phân dễ chuyển sang màu xanh. Bởi khi cơ thể có phản ứng đào thải cấy ghép, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ diễn biến nghiêm trọng để phản kháng lại. Lúc này, bệnh nhân thường đi ngoài ra phân xanh.
2.5. Rò hậu môn
Chỉ một vài vết rách nhỏ phía trong khu vực mô lót hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng rò hậu môn. Khi đó, người bệnh hay bị đi ngoài ra phân lỏng, phân màu xanh tương tự màu lá cây. Trong một số trường hợp, phân còn bị dính máu.
2.6. Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng
Các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, virus đôi khi sẽ tác động làm đổi màu phân. Ví dụ như vi khuẩn Salmonella, virus Noro, ký sinh trùng Giardia sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tác động vào đường ruột, làm cho màu sắc của phân chuyển sang màu xanh.
2.7. Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa
Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng được xem như tác nhân khiến phân bị đổi màu. Chẳng hạn như:
- Bệnh Crohn: Khiến dịch mật di chuyển trong đường ruột nhanh bất thường, làm cho phân chuyển xanh. Không những vậy, bệnh Crohn còn gây ra tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa.
- Bệnh Celiac: Bệnh lý gây cản trở quá trình dung nạp Gluten gây đầy hơi, đau dạ dày, đi ngoài ra phân lỏng. Người bị bệnh Celiac hay bị tiêu chảy, phân xanh.
- Một số bệnh lý khác: Viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,...
3. Khi nào người đi ngoài ra phân xanh cần đi khám?
Nếu phân xanh là do chế độ ăn uống, bạn không cần phải quá lo lắng. Thế nhưng nếu triệu chứng này kéo dài, không cải thiện ngay cả khi đã điều chỉnh chế độ ăn thì bạn nên đi kiểm tra sớm. Nhất là khi nhận thấy phân xanh và những dấu hiệu kèm theo như:
- Cơ thể lên cơn sốt.
- Đau bụng.
- Phân lẫn máu.
- Đi ngoài phân lỏng kéo dài.
Khi thấy bụng đau quặn, cơ thể lên cơn sốt, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế
Trẻ em và người già bị ngộ độc hóa chất Paraquat (thành phần trong thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ) cũng hay bị đi ngoài ra phân xanh. Chính vì vậy trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ triệu chứng, các loại đồ ăn và hóa chất từng tiếp xúc.
Nếu phân chuyển sang màu xanh lá, có lẫn chất nhầy khả năng cao niêm mạc ruột đã bắt đầu bị viêm, kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, nôn ói. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng được điều trị.
4. Hướng chẩn đoán và điều trị
4.1. Chẩn đoán
Trong quá trình kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh đã ăn, uống những gì để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, bác sĩ tiếp tục điều tra tiền sử bệnh lý thông qua một vài câu hỏi như:
- Bắt đầu đi phân xanh từ khi nào?
- Có xuất hiện triệu chứng nào khác thường không?
- Màu sắc, đặc điểm cấu trúc của phân có gì khác thường?,...
Bạn nên kể rõ triệu chứng gặp phải khi bác sĩ thăm khám
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tích/nuôi cấy phân,... Trong đó, nội soi là phương pháp quan trọng cần thực hiện, là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng đường tiêu hóa và hỗ trợ bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác.
4.2. Điều trị
Phác đồ điều trị cho người đi ngoài ra phân xanh tùy thuộc theo nguyên nhân, tình trạng bệnh lý thực tế. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu tình trạng đi ngoài ra phân xanh chỉ xảy một vài lần, bạn không nhất thiết phải lo lắng. Thế nhưng, nếu tình trạng này không thuyên giảm kèm nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn nên chủ động thăm khám, điều trị sớm.
Để phòng ngừa một số bệnh lý, rối loạn đường ruột khiến phân chuyển màu xanh, bạn nên lưu ý:
- Chú ý ăn uống hợp vệ sinh.
- Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm giàu Gluten dễ gây tiêu chảy.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây kích thích đường ruột như nước uống có gas, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,...
Đi ngoài phân xanh thường là kết quả của việc cơ thể tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu chất diệp lục, thực phẩm chứa phẩm màu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường ruột. Để kiểm tra chính xác, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC được bác sĩ khám cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!