Tin tức
Ăn xong đau bụng đi ngoài có phải là bệnh lý và cách cải thiện
- 16/11/2021 | Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm khác gì với kiểu đau bụng khác?
- 11/06/2022 | Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu cho chị em?
- 19/04/2022 | Đau bụng tiêu chảy - nguyên nhân và cách xử lý an toàn
- 16/06/2023 | Đau bụng giun ở trẻ em: Nguyên nhân - biểu hiện và cách chữa trị
- 16/06/2024 | Thuốc đau bụng berberin: công dụng và cách dùng hiệu quả
1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài
Thực tế, ăn xong đau bụng đi ngoài là chỉ là một biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Để xác định chính xác tình trạng của cơ thể, bạn nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Về cơ bản, tình trạng này xảy ra có thể do những nguyên nhân phổ biến như:
1.1. Ngộ độc thức ăn
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc đường ruột. Khi bị ngộ độc thức ăn, ngoài biểu hiện đau bụng đi ngoài thì còn kèm theo các triệu chứng như nôn, ói, tiêu chảy, chóng mặt,... thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Các biểu hiện của ngộ độc nhẹ thường có thể tự khỏi hoặc dùng thuốc, tuy nhiên một số tình trạng ngộ độc nặng toàn thân có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngộ độc thức ăn gây đau bụng kèm theo đi ngoài
1.2. Dị ứng với thực phẩm
Ăn xong đau bụng đi ngoài cũng là biểu hiện phổ biến của tình trạng dị ứng thực phẩm. Đó là khi cơ thể không tiếp nhận một loại thức ăn nào đó, gây dị ứng và bắt buộc đào thải ra khỏi cơ thể bằng cách đi ngoài. Thông thường, tình trạng đau bụng đi ngoài do dị ứng thực phẩm không thể chữa dứt điểm mà sẽ chỉ điều trị cải thiện các triệu chứng đi ngoài, đau bụng và lưu ý tránh sử dụng các loại thức ăn dị ứng.
1.3. Hội chứng ruột kích thích
Đây là một hội chứng tiêu hóa khá phổ biến, có tỷ lệ mắc từ 5 - 20% dân số thế giới. Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn không có vị trí đau xác định và đi ngoài với tần suất tái phát ít nhất 1 lần mỗi tuần và xảy ra liên tục trong 3 tháng.
Các dấu hiệu đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn xong hoặc trong lúc đang ăn, chủ yếu vào buổi sáng và sẽ giảm dần sau khi đi đại tiện. Về trạng thái đi ngoài có thể là táo bón nếu đại tiện dưới 3 lần/tuần, rặn khó, phân ít, vón cục cứng hoặc ngược lại là tiêu chảy trên 3 lần/ngày kèm tình trạng phân mềm, nhầy, lỏng nước. Lưu ý phân của người mắc hội chứng ruột kích thích thường không đi kèm máu.
Ăn xong đau bụng đi ngoài có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
1.4. Loạn khuẩn đường ruột
Trong hệ đường ruột có chứa hàng triệu loài vi khuẩn với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi tỷ lệ lợi khuẩn giảm và hại khuẩn tăng sinh sôi gây mất cân bằng hệ vi khuẩn.
Nguyên nhân thường do sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lý khác, chế độ ăn uống kém vệ sinh gây tăng hại khuẩn, giảm sức đề kháng đường ruột,... Khi đường ruột mất cân bằng hệ vi khuẩn có các triệu chứng rối loạn như đau phần trên bên trái bụng và lan dần ra xung quanh, tiêu chảy trên 3 lần/ngày, chướng bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, ợ hơi,…
Rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy
1.5. Viêm dạ dày - đại tràng
Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày - đại tràng bị tổn thương, viêm dẫn đến hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn và suy giảm chức năng đào thải của hệ tiêu hoá.
Biểu hiện của bệnh lý này thường đau âm ỉ ở vùng thượng vị dưới phần ức và trên rốn với mức độ tăng dần. Triệu chứng đi ngoài xuất hiện trong vòng 60 phút sau khi ăn với tần suất 1 - 2 lần trong ngày. Khi đi ngoài phân lỏng, không có chất nhầy nhưng có mùi hôi khó chịu bất thường và một số trường hợp viêm nặng có thể lẫn máu do xuất huyết.
1.6. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng có thể gây ra tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài nhưng đây là bệnh cấp tính và có diễn tiến bệnh nhanh trong vòng 2 - 12 tiếng. Viêm ruột thừa có dấu hiệu đau bụng ở vùng trên rốn và di chuyển dần xuống vùng hố chậu phải với mức độ đau âm ỉ tăng dần đến đau quặn dữ dội.
Đau bụng đi ngoài kèm sốt, nôn, ói có thể do viêm ruột thừa
Ruột thừa bị viêm cũng ảnh hưởng đến chức năng đại tiện với biểu hiện như táo bón hoặc tiêu chảy. Người bị viêm ruột thừa ngoài tình trạng đau bụng hố chậu phải còn kèm theo chướng bụng, buồn nôn, sốt,... Điểm đặc biệt của cơn đau viêm ruột thừa là đau quặn dữ dội khi thay đổi tư thế hoặc dùng tay ấn vào vị trí đau bụng.
1.7. Thiếu men tiêu hoá
Men tiêu hoá là chất dịch được tiết ra từ nước bọt, dạ dày, tụy, gan có vai trò là chất xúc tác cho quá trình phân giải và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ. Khi men tiêu hoá bị thiếu hụt sẽ gây hạn chế trong việc phân giải thức ăn với các biểu hiện thường gặp như rối loạn đại tiện, khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài phân sống, ăn xong đau bụng đi ngoài, cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng,...
1.8. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường có các triệu chứng ăn xong đau bụng đi ngoài kèm theo phân lỏng. Trong chu kỳ, hormone prostaglandin được tiết ra để tăng co thắt ở tử cung giúp bong tróc niêm mạc và đào thải ra ngoài cùng máu. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng co thắt của cơ ruột làm tăng nhu động ruột dẫn đến đại tiện nhiều hơn với phân lỏng nhiều nước.
Hormone prostaglandin trong kinh nguyệt gây co thắt, tăng nhu động ruột
2. Cách cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài xuất phát từ nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Vì thế khi gặp triệu chứng trên, bạn nên theo dõi thêm và có thể tạm thời áp dụng một số biện pháp để cải thiện như:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn tùy theo tình trạng phân. Ví dụ nếu đi phân lỏng thì nên ưu tiên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo,... nếu bị táo bón thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây (táo, chuối, bơ, dâu tây, việt quất,...), nước ép rau củ, nước lọc,....
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào gây khó tiêu, chướng bụng.
- Uống nhiều nước lọc hoặc nước khoáng để tránh bị mất sức và mất cân bằng chất khoáng cho cơ thể.
- Không nên ăn rau sống hoặc thực phẩm chưa qua chế biến chín kỹ để tăng tình trạng viêm nhiễm hệ tiêu hoá.
- Đối với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có thể chườm nóng bụng để làm dịu cơn đau và giảm tình trạng tăng nhu động ruột. Nên dùng thực phẩm dễ tiêu hoá, hạn chế dầu mỡ.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất khi tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc tình trạng ngày càng nghiêm trọng với cơn đau dữ dội kèm triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, lừ đừ, sốt, mê man,...
Có thể thấy ăn xong đau bụng đi ngoài là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bạn cần theo dõi kỹ và đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC ngay khi có thêm các dấu hiệu bất thường khác. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!