Tin tức

Điều trị bệnh gout như thế nào để hạn chế tái phát?

Ngày 01/03/2024
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Điều trị bệnh gout như thế nào để hạn chế tái phát?

Điều trị bệnh gout như thế nào để hạn chế tái phát đang là mối quan tâm của nhiều người. Nguyên nhân là vì tỷ lệ người mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.

1. Những thông tin cơ bản về bệnh gout

Bệnh gout còn được gọi là thống phong, là dạng viêm khớp khiến cho các khớp ở ngón tay chân, đầu gối sưng đỏ, đau dữ dội và có thể còn ảnh hưởng nặng nề tới khả năng đi lại. Bởi vậy, điều trị bệnh gout luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Bệnh gout trước đây vẫn được xem là “căn bệnh của nhà giàu”, tuy nhiên, hiện nay, theo thống kê, có tới 35% dân số trên thế giới bị mắc, trong 100 người trưởng thành thì có từ 2 tới 5 người mắc.

Tỷ lệ mắc gout đang ngày càng gia tăng

Bệnh cũng không chỉ xuất hiện phổ biến ở nam giới mà nữ giới cũng có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, nhất là với những người đã mãn kinh. Không chỉ ngày càng phổ biến mà hiện nay, bệnh còn có xu hướng trẻ hóa.

2. Nguyên nhân nào có thể dẫn tới bệnh gout?

Việc điều trị bệnh gout cần căn cứ vào nguyên nhân. Theo đó, bệnh có liên quan tới chỉ số acid uric trong máu. Ở điều kiện sức khỏe bình thường, chỉ số này dao động từ 210 tới 420 mmol/L đối với nam giới và 150 – 350 mmol/L ở nữ giới.

Trong trường hợp chất này được sản sinh ra quá nhiều hoặc thận không đào thải được hết sẽ dẫn tới nguy cơ bệnh gout.

Đại đa số các trường hợp mắc gout đều có nguyên nhân liên quan tới yếu tố di truyền hoặc do cơ địa.

Trong thực phẩm có chứa một chất tên là purine với hàm lượng không giống nhau. Các loại cá, thịt, hải sản,... chứa nhiều chất này hơn cả. Khi chúng ta ăn, cơ thể chuyển hóa purin thành acid uric, đồng nghĩa với việc bạn càng ăn nhiều thực phẩm chứa purine, acid uric càng sản sinh nhiều, dẫn tới nguy cơ dư thừa.

Hải sản, nội tạng động vật,... có thể khiến acid uric tăng cao

Do di truyền hoặc cơ địa, trong quá trình chuyển hóa purine, cơ thể một số người sẽ xảy ra hiện tượng tăng acid uric quá mức. Nhóm nam giới độ tuổi trên 40 với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh là đối tượng rất dễ mắc bệnh.

Một nguyên nhân khác nữa cũng có thể dẫn tới bệnh, đó là một số người mắc phải các bệnh lý liên quan tới máu, chẳng hạn đau tủy xương, sarcome hạch, hodgkin, đa hồng cầu,... hoặc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý ác tính trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.

Theo đó, các đối tượng sau dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả, đó là:

       Nam giới từ 40 tuổi trở lên: theo thống kê, đối tượng này chiếm tới hơn 80% tỷ lệ những người mắc bệnh. Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, ăn thịt động vật có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

       Phụ nữ tuổi mãn kinh: do rối loạn nội tiết tố estrogen dẫn tới ảnh hưởng tới việc bài tiết acid uric ra bên ngoài gây nguy cơ mắc bệnh.

       Di truyền: theo nghiên cứu, trong cơ thể con người, có tới 5 loại gen di truyền liên quan tới việc mắc bệnh. Vì thế, những người có tiền sử gia đình bị bệnh sẽ gặp phải nguy cơ mắc cao hơn.

       Lối sống không khoa học, không lành mạnh.

       Tác dụng phụ của thuốc: một số thành phần trong thuốc như: salicylate, lợi tiểu,... có thể khiến acid uric trong máu tăng cao.

       Béo phì, thừa cân: Những người này có nồng độ chất béo trong cơ thể cao dẫn tới nguy cơ acid citric được sản xuất nhiều hơn.

       Một số vấn đề khác về sức khỏe như: suy thận, tiểu đường, tăng huyết áp,... có thể khiến việc đào thải của cơ thể kém.

3. Những triệu chứng và biến chứng của gout

Trong giai đoạn mới mắc bệnh, có thể qua thăm khám, xét nghiệm người bệnh được phát hiện nồng độ acid uric trong máu tăng lên, song triệu chứng chưa xuất hiện.

Các cơn đau gout thường đột ngột, từ âm ỉ tới dữ dội với các triệu chứng phổ biến:

       Đau khớp dữ dội: đặc biệt là tại mắt cá chân, ngón chân cái, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, và đau không đối xứng, thường chỉ đau 1 bên. Các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn sau khoảng 4 tới 12 giờ.

       Đau âm ỉ, kéo dài: sau đợt đau dữ dội, bệnh sẽ khiến cho người mắc phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

       Sưng nóng đỏ đau khớp: đây là triệu chứng kinh điển của cơn gout cấp đỏ khớp. Cùng với đau là hiện tượng các khớp bị sưng, nóng, tấy đỏ và bạn không thể thực hiện các hoạt động như bình thường được.

Khớp sưng, đau nhức có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái

Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng cho người mắc như:

       Sỏi thận: do acid uric không được đào thải hết, dẫn tới urat và calci bị lắng đọng và kết tinh thể thành sỏi trong cơ thể, hình thành sỏi, ảnh hưởng tới chức năng của thận, có thể kéo theo tắc nghẽn, nhiễm trùng tiết niệu.

       Hoại tử khớp: tinh thể urat do dư thừa acid uric còn lắng đọng trong bao hoạt dịch tại khớp hình thành các hạt tophi, hạt này gây tổn thương, có thể biến dạng khớp, khi các hạt tophi bị vỡ, dẫn tới các vết loét và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, tấn công dẫn tới hoại tử khớp, có thể gây nguy cơ tàn phế cho người bệnh.

       Hẹp động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.

       Tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.

       Có thể khiến nam giới bị rối loạn cương dương.

4. Điều trị bệnh gout như thế nào?

Thuốc điều trị bệnh gout có thể dùng để khắc phục các cơn đau cấp tính, giảm nguy cơ biến chứng và hạn chế, ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh sau này.

       Thuốc colchicine: với tác dụng chống viêm và giảm đau.

       Thuốc chống viêm không steroid NSAID như: ibuprofen, naproxen sodium hoặc các thuốc không kê đơn khác.

       Thuốc corticosteroid: có thể kiểm soát viêm, đau.

       Thuốc hạ acid uric máu: ngăn chặn sản xuất hoặc đào thải acid uric.

Cùng với đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện bệnh, không nên ăn nội tạng động vật, hải sản,... không uống rượu bia, không hút thuốc.

Ăn uống lành mạnh cũng là cách tăng cường sức khỏe

Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, bạn nên giảm cân và uống đủ nước mỗi ngày để đào thải dịch dư thừa. Đồng thời, nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress.

Một điều rất quan trọng cần thực hiện nữa là người bệnh cần tuân thủ lịch khám của bác sĩ để kiểm soát chỉ số acid uric.

Có thể nói do là bệnh lý mạn tính nên người bệnh phải sống chung với gout. Tuy nhiên, nếu kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu, người bệnh có thể có được một cuộc sống bình thường.

Khi có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh gout hoặc các bệnh về xương khớp, quý khách có thể tới chuyên khoa cơ xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

 

 

BS CHỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ