Tin tức
Phương pháp điều trị Chlamydia khi mang thai
- 26/01/2022 | Chlamydia là bệnh gì? Xét nghiệm Chlamydia hết bao nhiêu tiền?
- 03/06/2022 | Những điều nên biết về xét nghiệm Chlamydia
- 15/08/2022 | Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? Làm sao để phòng bệnh hiệu quả?
- 01/01/2024 | Triệu chứng bệnh Chlamydia là gì? Bệnh này có lây không?
- 01/03/2024 | Bệnh Chlamydia có thể gây vô sinh hay không? Làm sao để phòng bệnh
1. Thai phụ nhiễm Chlamydia có triệu chứng như thế nào?
Chlamydia lây truyền chủ yếu khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/đối tác bị nhiễm trùng. Hầu hết phụ nữ bị nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở những trường hợp điển hình, người bệnh sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng như sau :
- Thay đổi dịch tiết âm đạo.
- Đau hoặc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục thâm nhập.
- Viêm vùng chậu hoặc khó chịu.
- Ngứa hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Phụ nữ mang thai có rất nhiều thay đổi về sinh lý. Đó cũng chính là lý do vì sao chị em thường khó nhận biết các triệu chứng khi bị nhiễm bệnh Chlamydia. Do đó, chị em nên đi thăm khám sớm khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất.
Hiện nay, cách duy nhất biết có nhiễm Chlamydia hay bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không là nên cùng chồng/ đối tác đi khám và xét nghiệm. Ngoài thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để xác định thai phụ có nhiễm Chlamydia hay không.
Nhiễm Chlamydia khi mang thai vô cùng nguy hiểm
2. Nhiễm Chlamydia khi mang thai gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
Thai phụ bị nhiễm Chlamydia cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Nhiễm Chlamydia trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm và trẻ nhẹ cân.
- Trong quá trình sinh nở: Bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt và phổi (khoảng 30–50% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do Chlamydia và khoảng 10–20% bị viêm phổi do căn bệnh này).
3. Chẩn đoán Chlamydia
Như đã nói ở trên, xét nghiệm chính là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhât để chẩn đoán căn bệnh này. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả những người mang thai nên đi xét nghiệm Chlamydia trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm lại để chẩn đoán bệnh vào giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ.
Các phương pháp xét nghiệm Chlamydia phổ biến hiện nay:
- Chlamydia test nhanh: Mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm là dịch âm đạo của thai phụ.
- Chlamydia PCR: Được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán căn bệnh Chlamydia và mẫu bệnh phẩm là dịch âm đạo.
- Chlamydia Igm, IgG: Trong đó mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm là mẫu máu.
- Nuôi cấy Chlamydia: Phương pháp này ít khi được thực hiện.
Nguy cơ sinh non do nhiễm Chlamydia khi mang thai
4. Phương pháp điều trị nhiễm Chlamydia khi mang thai
Bệnh Chlamydia có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi và bản thân mẹ bầu. Do đó, việc điều trị nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Mục tiêu của việc điều trị là ngăn chặn để vi khuẩn không lây lan đến tử cung, buồng ối và hạn chế gây viêm nhiễm nghiêm trọng cho các cơ quan trong hệ thống sinh sản sinh sản.
Mẹ bầu nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ
- Azithromycin: Được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Chlamydia.
- Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, cần điều trị đồng thời cho cả chồng/bạn tình.
5. Các phương pháp phòng tránh nguy cơ nhiễm Chlamydia khi mang thai
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm Chlamydia khi mang thai, chị em cần lưu ý những điều sau:
Mẹ bầu cần tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
- Nếu có dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa thì cần điều trị triệt để.
- Vệ sinh âm đạo đúng cách:
+ Vệ sinh vùng kín sau quan hệ tình dục.
+ Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
+ Không dùng vòi xịt để rửa âm đạo.
+ Loại bỏ thói quen dùng giấy lau theo chiều từ sau ra trước để tránh nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng âm đạo.
+ Không ngâm vùng kín vào chậu nước.
+ Không nên thụt rửa âm đạo.
+ Không dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, đặc biệt lựa chọn quần lót vừa vặn, có chất liệu thấm hút tốt. Sau khi giặt sạch cần phơi khô quần lót dưới ánh nắng mặt trời để có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách tối đa.
- Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học chẳng hạn như thường xuyên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, bổ sung đa dạng dưỡng chất, ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ, đây là yếu tố rất quan trọng nếu bạn đang lên kế hoạch có em bé. Trường hợp bà bầu thì cần thăm khám phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt cần thiết đối với những chị em đã từng bị bệnh phụ khoa từ trước đó.
Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm Chlamydia khi mang thai và phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh bằng cách nào. Một yếu tố rất quan trọng trước khi thăm khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe đó là cần tham khảo, chắt lọc thông tin để lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy.
Hiện nay, Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một địa chỉ y tế mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kiểm tra sức khỏe vùng kín. MEDLATEC quy tụ các bác sĩ có chuyên môn cao và được đầu tư hệ thống thiết bị y tế hiện đại, do đó có thể mang lại kết quả khám chính xác. Quy trình thăm khám nhanh chóng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp cũng là những yếu tố mà khách hàng luôn hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế của MEDLATEC.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!