Tin tức

Động mạch cánh tay: Cấu trúc, chức năng và những điều cần biết

Ngày 01/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Động mạch cánh tay là một trong những thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến các mô cơ quan vùng cánh tay, giúp duy trì hoạt động chức năng của chi trên. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, chức năng và một số bệnh lý liên quan đến động mạch chi trên.

1. Động mạch cánh tay là gì?

Động mạch cánh tay là phần tiếp nối của động mạch nách, bắt đầu từ bờ dưới cơ tròn lớn và kéo dài đến hố khuỷu, nơi nó chia thành động mạch quay và động mạch trụ. Nó là nguồn cung cấp máu chính cho các mô cơ, xương và khớp vùng cánh tay. Bất thường tại động mạch cánh tay có thể dẫn đến các bệnh lý như phình động mạch, viêm động mạch hoặc chấn thương động mạch, ảnh hưởng đến lưu thông máu ở chi trên.

2. Cấu trúc động mạch vùng cánh tay

Động mạch cánh tay là phần tiếp nối của động mạch nách, bắt đầu từ bờ dưới cơ tròn lớn, chạy dọc theo mặt trước trong của cánh tay và nằm gần bó mạch thần kinh cánh tay, trong đó có thần kinh giữa. Nó kết thúc ở hố khuỷu (cubital fossa), nơi chia thành hai nhánh chính: động mạch quay và động mạch trụ, tiếp tục cấp máu cho cẳng tay và bàn tay, cụ thể:

  • Động mạch quay: Chạy dọc theo mặt ngoài cẳng tay, có nhiệm vụ chính là cấp máu cho bàn tay và ngón tay. 
  • Động mạch trụ: Động mạch này thường có xu hướng đi về phía trong cẳng tay, góp phần cung cấp máu cho bàn tay. 

Đi từ trên xuống dưới theo chiều động mạch chi trên còn có các nhánh khác, bao gồm động mạch cánh tay sâu, động mạch phụ trụ trên và động mạch bên trụ dưới. Với mỗi loại sẽ có đặc trưng và vai trò riêng: 

  • Động mạch cánh tay sâu: Đây là nhánh lớn nhất của động mạch vùng cánh tay có nhiệm vụ cung cấp máu cho phần xương cánh tay, cơ delta và cơ tam đầu. 
  • Động mạch phụ trụ trên: Đây là nhánh thứ 2 được tách ra từ động mạch cánh tay chính hoặc nhánh động mạch vùng cánh tay sâu, có nhiệm vụ cấp máu cho cơ tam đầu và một phần khuỷu tay.
  • Động mạch bên trụ dưới: Đây là nhánh thứ 3 của động mạch vùng cánh tay, có nhiệm vụ chính là cấp máu cho cơ nhị đầu và cơ cánh tay.

Động mạch quay tay có nhiệm vụ cấp máu cho bàn tay và ngón tay

Động mạch quay tay có nhiệm vụ cấp máu cho bàn tay và ngón tay

3. Chức năng của động mạch vùng cánh tay 

Dưới đây là chi tiết chức năng của động mạch chi trên: 

  • Cung cấp máu cho toàn bộ chi trên: Chức năng chính của động mạch chi trên là vận chuyển oxy và dưỡng chất đến các cơ, mô và xương của chi trên, giúp duy trì hoạt động bình thường, khoẻ mạnh của cánh tay.
  • Điều hoà huyết áp và tuần hoàn máu: Bên cạnh chức năng cấp máu, động mạch chi trên còn tham gia điều hoà huyết áp và tuần hoàn máu. Nhờ đó, giúp bạn có một sức khoẻ tổng thể tốt. 
  • Tham gia vào cơ chế điều hoà nhiệt độ cơ thể: Máu lưu thông ở động mạch cánh tay cũng giúp điều hoà nhiệt độ và và bảo đảm chức năng vận động cho vùng cánh tay. 

4. Bệnh lý liên quan đến động mạch chi trên

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến động mạch chi trên, ảnh hưởng đến chức năng vận động và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời: 

  • Hẹp hoặc tắc động mạch: Đây là bệnh lý phổ biến, xảy ra do xơ vữa động mạch, huyết khối hoặc chấn thương. Dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm: cảm giác đau nhức, tê bì cánh tay, yếu cơ hoặc lạnh đầu ngón tay. Tình trạng này làm suy giảm máu cung cấp đến chi trên và có thể gây hoại tử nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Phình động mạch: Là tình trạng động mạch giãn rộng do thành mạch yếu, gây cảm giác đau nhức và giảm khả năng vận động của người bệnh. Nó có thể gây xuất huyết nguy hiểm nếu phình mạch bị vỡ.
  • Viêm động mạch: Xảy ra do nhiễm trùng hoặc bệnh lý tự miễn. Nó thường gây sưng đau, cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. 
  • Chấn thương động mạch: Xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, va đập với lực mạnh,... Với những trường hợp này cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử.

Động mạch quay tay có nhiệm vụ cấp máu cho bàn tay và ngón tay

Viêm động mạch chi trên thường gây sưng và đau nhức

5. Cách chăm sóc và bảo vệ động mạch vùng cánh tay

Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ động mạch cánh tay bằng một số cách như:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), hạn chế muối và chất béo xấu sẽ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và giúp hệ mạch luôn khỏe mạnh. 
  • Thói quen tập thể dục thường xuyên: Hãy duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để giúp cơ thư giãn và lưu thông máu. Bạn có thể bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,...
  • Hạn chế các yếu tố gây kích thích: Nên tránh xa thuốc lá, rượu bia và căng thẳng quá mức để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu. 

Tránh xa thuốc lá để có hệ động mạch cánh tay khỏe mạnh

Tránh xa thuốc lá để có hệ động mạch cánh tay khỏe mạnh 

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về cấu trúc, chức năng và cách chăm sóc, bảo vệ động mạch cánh tay. Động mạch chi trên chính là phần tiếp nối của động mạch nách và vai, kéo dài từ dưới cơ ngực lớn đến vùng khuỷu tay. Nó có nhiệm vụ quan trọng trong vận chuyển oxy và dưỡng chất dinh dưỡng khác đến các mô, xương và cơ vùng cánh tay. Để duy trì hoạt động bình thường, khoẻ mạnh của động mạch chúng ta cần có lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh xa rượu bia, thuốc lá. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc bất kỳ câu hỏi liên quan về động mạch, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ