Tin tức
Đu đủ và những tác dụng đối với cơ thể không phải ai cũng biết
- 17/06/2024 | 5 tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong đối với sức khỏe
- 07/08/2024 | Dùng hoa đu đủ đực chữa u xơ tử cung - Có hiệu quả không?
- 01/03/2024 | Đu đủ xanh bà bầu ăn được không? Ăn như thế nào để an toàn?
- 01/03/2024 | Tác hại của đu đủ chín: những nguy hại khó lường trước
- 01/02/2024 | Cây đu đủ tía có tác dụng gì?
1. Giá trị dinh dưỡng chính trong quả đu đủ
Ước tính trong mỗi 100g quả đu đủ chín có khoảng:
- 68 calo.
- 90g nước.
- 0.47g protein.
- 10.82g carbohydrates.
- 1.7g chất xơ.
- 0.26g chất béo.
Đu đủ còn là loại quả giàu vitamin nhóm B, C, E, K,... các khoáng chất: kẽm, sắt, magie, canxi, kali,... cùng các loại acid gây men.
Các thành phần dinh dưỡng chính có trong đu đủ chín
2. Đu đủ có tác dụng gì đối với cơ thể con người?
2.1. Cung cấp chất chống oxy hóa
Đối với các tổn thương tế bào gây ra bởi gốc tự do rất cần có tác động của chất chống oxy hóa. Beta-carotene, vitamin E, C, A trong đu đủ có hàm lượng cao và đều là những chất chống oxy có tác dụng như vậy.
Ngoài ra, hàm lượng lycopene bên trong đu đủ cũng có chức năng giảm stress oxy hóa. Có không ít ý kiến cho rằng đu đủ có thể hỗ trợ giảm sự sản sinh gốc tự do và đẩy lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể.
2.2. Hỗ trợ giảm cân an toàn
Người bị đái tháo đường hay đang thực hiện chế độ ăn kiêng carbohydrate không nên bỏ qua đu đủ. Trung bình một quả đu đủ chín có khoảng 11g đường nên những người bị béo phì, đái tháo đường ở tuổi vị thành niên thì lựa chọn loại trái cây này sẽ rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
Một bát nhỏ đu đủ chín chứa khoảng 60 calo nên cũng là một lựa chọn tốt cho bữa phụ, vừa đảm bảo no bụng vừa giàu dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát tốt cân nặng.
Đu đủ có nhiều công dụng cho sức khỏe con người
2.3. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Zeaxanthin là chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ loại bỏ tia sáng xanh - tác nhân gây nên nhiều bệnh lý về mắt. Vì thế, chất này rất cần cho mục đích bảo vệ thị giác và ngăn nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
2.4. Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Quả đu đủ chứa beta-carotene - một dưỡng chất góp phần trong phòng ngừa bệnh lý này.
2.5. Phòng tránh ung thư
Beta-carotene và lycopene trong loại trái cây này có khả năng giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu được thực hiện ở đối tượng người cao tuổi bị viêm và có nguy cơ tiền ung thư dạ dày cho thấy rằng sử dụng chế phẩm từ đu đủ lên men giúp làm giảm tổn thương do oxy hóa. Không những thế, chất chống oxy hóa từ loại trái cây này còn giảm nguy cơ mắc và làm chậm tiến triển bệnh ung thư.
Chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể phòng ngừa ung thư
2.6. Tốt cho cấu trúc hệ xương khớp
Nguy cơ gãy xương có thể tăng lên nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K. Đây là vitamin có tác dụng cải thiện quá trình hấp thụ canxi, giảm lượng canxi bị bài tiết ra ngoài. Ăn đu đủ làm tăng lượng canxi lưu lại trong cơ thể nên vì thế rất tốt cho cấu trúc hệ xương.
2.7. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Với người mắc bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ được duy trì đều đặn sẽ giúp bệnh được cải thiện. Một quả đu đủ nhỏ có 3g chất xơ (17g carbohydrate) nên sẽ là lựa chọn xứng đáng với người bị tiểu đường.
2.8. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Enzyme papain trong quả đu đủ có thể được dùng như chất làm mềm thịt. Đu đủ giàu chất xơ và nước nên ngăn ngừa táo bón, cải thiện hoạt động đường ruột. Bởi vậy, đối với hoạt động của hệ tiêu hóa thì đu đủ là trái cây rất hữu dụng.
Enzyme papain trong đu đủ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
2.9. Cải thiện tình trạng viêm
Choline trong đu đủ giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn và hỗ trợ duy trì cấu trúc màng tế bào. Mặt khác, đây cũng là chất hỗ trợ giảm triệu chứng viêm nhiễm, cải thiện khả năng hấp thu lipid cho cơ thể.
2.10. Giúp vết thương ngoài da nhanh lành
Sử dụng hỗn hợp đu đủ nghiền để bôi ngoài da có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành nhanh vết thương ngoài da sau khi bị bỏng. Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra enzyme papain và proteolytic chymopapain trong đu đủ chính là các dưỡng chất làm được khả năng này.
Enzyme papain chiết xuất từ đu đủ có mặt trong các loại thuốc pomade dùng để bôi ngoài da vì thế có thể được dùng để điều trị loét da do nằm một chỗ lâu ngày.
3. Khi chế biến và sử dụng đu đủ cần lưu ý
10 lợi ích được nêu ra trên đây cho thấy đu đủ là loại trái cây rất cần cho cơ thể con người. Tuy nhiên, công dụng không đồng nghĩa với lạm dụng. Vì thế, trong quá trình chế biến để sử dụng thực phẩm từ đu đủ bạn cần lưu ý:
- Nếu bạn thuộc nhóm bị dị ứng với bất cứ loại mủ trái cây nào thì nên thận trọng với đu đủ. Enzyme chitinase trong quả đu đủ tạo ra mủ và có khả năng gây ra phản ứng dị ứng khi kết hợp với thực phẩm chứa latex.
- Nếu mùi của đu đủ khiến bạn khó chịu thì có thể vắt nước chanh vào đu đủ đã được thái lát để giảm mùi.
- Một số trường hợp ăn đu đủ sai cách dễ gặp các hệ lụy xấu như:
+ Ăn hạt đu đủ: bị suy nhược hệ thần kinh và mạch đập bị rối loạn .
+ Ăn đu đủ chín hàng ngày: vàng da lòng bàn chân bàn tay.
- Hạn chế ăn đu đủ nếu bị huyết áp cao hoặc tiêu chảy.
Những thông tin từ bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về lợi ích mà loại trái cây miền nhiệt đới mang tên đu đủ mang lại. Chúc bạn sẽ biết cách sử dụng đu đủ vào chế độ dinh dưỡng của mình một cách hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!