Tin tức
Giải đáp băn khoăn chụp CT là gì?
- 26/06/2020 | Chụp CT cắt lớp não - kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến
- 25/06/2020 | Trước khi chụp CT cắt lớp não bạn nên biết
- 20/06/2020 | Chụp CT sọ não và những thông ai cũng cần nằm lòng
- 19/06/2020 | Kỹ thuật chụp CT ổ bụng và những kiến thức cần biết
- 19/06/2020 | Hỏi đáp: Chụp CT có được bảo hiểm không?
1. Chụp CT là gì? Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định chụp CT
1.1. Thế nào là chụp CT?
Chụp CT (hay còn được gọi với một cái tên khác là chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật dùng một ống tạo tia quang tuyến X xoay vòng, bộ cảm biến điện tử đặc biệt quét lên một khu vực nào đó của cơ thể rồi sau đó phối hợp với máy vi tính xử lý để thu được các hình ảnh cắt lớp, đa chiều. Hình ảnh thu được từ máy chụp cắt lớp rõ ràng và chi tiết hơn so với máy chụp quang tuyến X thông thường nên giúp bác sĩ xem được bên trong cơ thể từ đó có cơ sở chẩn đoán nhanh và sớm nhiều căn bệnh khác nhau.
1.2. Chỉ định và chống chỉ định
1.2.1. Chỉ định
Rõ ràng những công dụng mà chụp cắt lớp mang lại cho y học là rất nhiều, vậy có phải ai cũng nên thực hiện kỹ thuật này? Thực tế, những trường hợp được chỉ định Chụp CT là gì?
Chụp CT là gì? Đây là quá trình chiếu tia X lên cơ thể kết hợp cùng xử lý của máy tính để tạo ra các lớp cắt đa chiều
Chụp CT chỉ nên chỉ định cho những trường hợp sau:
- Chụp sọ não
+ Người bị đa chấn thương đầu mặt hoặc chấn thương sọ não.
+ Tai biến mạch máu não: thoáng qua hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú.
+ Có các triệu chứng của bệnh thần kinh như: đau nửa đầu kéo dài, động kinh, chóng mặt, co giật,...
+ Người bị hội chứng tăng áp lực nội sọ.
+ Một số bệnh lý não và màng não.
- Chụp đầu mặt cổ
+ Dị vật đường hô hấp hoặc thực quản.
+ Chấn thương vùng đầu - mặt - cổ.
+ Áp xe, viêm mô mềm vùng cổ.
+ U đầu - mặt - cổ.
+ Bệnh lý hốc mũi và xoang.
- Chụp cột sống
+ Bệnh vôi hóa dây chằng.
+ Cột sống bị chấn thương.
+ Dị tật bẩm sinh cột sống.
+ Nhiễm trùng cột sống.
+ Một số bệnh lý về u hoặc di căn xương.
- Chụp lồng ngực và phổi
+ Tắc nghẽn phổi hoặc phế quản mãn tính.
+ U phổi.
Chụp CT chẩn đoán khối u ở phổi
+ Bệnh phế quản.
+ Bệnh màng phổi.
+ Nhiễm trùng phổi: áp xe phổi, viêm phổi, nấm phổi, lao phổi.
+ Bệnh lý khác: bụi phổi, phổi kẽ, phổi biệt lập, bất thường bẩm sinh, ho ra máu kéo dài,…
+ Bệnh mạch máu: thuyên tắc động mạch phổi, phình bóc tách động mạch, bất thường mạch máu bẩm sinh.
+ Bệnh lý trung thất phổi hoặc tim.
+ Chấn thương hoặc nghi ngờ chấn thương xương thành ngực.
- Chụp bụng chậu
+ Bệnh gan mật: chấn thương gan, u gan lành/ ác tính, u đường mật, viêm và áp xe gan, xơ gan, ký sinh trùng gan,…
+ Bệnh thận và tiết niệu.
+ Bệnh tụy, thượng thận, lách.
+ Bệnh về đường tiêu hóa.
+ Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới; bệnh buồng trứng, tử cung ở nữ giới.
- Chụp xương khớp
+ Gặp chấn thương ở xương.
+ Các loại bệnh lý về xương.
+ Mắc dị tật xương bẩm sinh.
1.2.2. Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định với chụp CT bao gồm:
Phụ nữ mang thai không nên chụp CT cắt lớp
- Liên quan thuốc cản quang: dị ứng thành phần thuốc cản quang, người bị suy chức năng gan thận, suy thận nặng, mất nước nặng do sốt cao.
- Phụ nữ đang mang thai.
2. Hình ảnh chụp CT cho thấy điều gì?
Các hình ảnh chụp CT cho thấy điều gì cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê ý nghĩa hình ảnh chụp CT trong một số trường hợp phổ biến nhất:
- Chụp tim và phổi: phát hiện khối u và cục máu đông, bệnh về phổi.
- Chụp quét đầu cho thấy xương sọ và bộ não: phát hiện nơi chảy máu, tụ máu, tổn thương về xương và khối u.
- Chụp cơ quan nội tạng và mạch máu: tìm khối u, nơi tồn tại viêm nhiễm và mạch máu bị đứt hoặc tắc.
- Chụp xương khớp: tìm chỗ gãy, tổn thương.
- Chụp mạch máu: tìm nơi bị tắc, sự tồn tại của cục máu đông và phình mạch.
- Chụp thận, bàng quang và đường tiết niệu: phát hiện sỏi và đánh giá chức năng đường tiết niệu.
- Chụp ruột già: tìm sự phát triển bất thường hoặc khối u.
- Chụp đường tiêu hóa: nhìn thấy bất thường ở ruột non.
- Chụp tim: xem khoang tim, mạch máu và chức năng tim.
3. Quá trình chụp CT diễn ra như thế nào?
3.1. Trước khi chụp
Không ít người sẽ băn khoăn về những việc mình cần làm trước khi chụp CT là gì. Về vấn đề này chúng tôi xin lưu ý như sau:
- Người bệnh cần tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại đang có trên cơ thể vì sự tồn tại của chúng gây nhiễu, làm giảm chất lượng hình ảnh và khiến bác sĩ khó quan sát kết quả về sau.
- Nếu có một trong các bệnh sau, ngay khi được chỉ định chụp CT cần thông báo với bác sĩ: dị ứng thuốc, bệnh thận, hen suyễn, tiểu đường, bệnh tĩnh mạch.
- Phụ nữ có thai hay nghi ngờ mình đang có thai cũng cần báo với bác sĩ về tình trạng của mình.
- Nếu được yêu cầu tiêm thuốc cản quang, trước khi chụp người bệnh cần ký cam kết.
- Mỗi bộ phận chụp sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, điều này sẽ được bác sĩ chia sẻ trước khi người bệnh thực hiện chụp cắt lớp.
- Nếu đối tượng chụp CT là trẻ nhỏ có thể bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc an thần với mục đích giúp trẻ nằm yên tại chỗ trong suốt quá trình chụp, tránh sự vận động làm ảnh hưởng đến kết quả chụp.
3.2. Trong khi chụp
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp của máy chụp cắt lớp, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu một số tư thế nằm đặc biệt để tốt cho việc chẩn đoán.
Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn tư thế nằm chụp CT cho bệnh nhân
- Bệnh nhân cần nằm yên và làm theo mọi sự hướng dẫn của kỹ thuật viên phòng chụp thì mới có được hình ảnh chất lượng nhất.
- Khi thuốc cản quang bơm vào cơ thể thường gây ra cảm giác nóng rát dọc tay và mặt nhưng tình trạng này không kéo dài, người bệnh cần nằm yên để thu được hình ảnh chất lượng.
3.3. Sau khi chụp
- Những trường hợp không cần tiêm thuốc cản quang thì có thể trở lại với hoạt động bình thường mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
- Người đã tiêm thuốc cản quang trong khi chụp thì sau đó cần giữ bông băng ở
vị trí kim tiêm thuốc cản quang 5 - 10 phút để tránh chảy máu. 24h tiếp sau đó hãy cố gắng uống nhiều nước để thuốc cản quang đào thải hết khỏi cơ thể.
- Nếu thấy bất kỳ bất thường nào như: nôn, ngứa, chóng mặt, tức ngực, sốt, khó thở,... cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí.
Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã giải đáp được băn khoăn chụp CT là gì và những vấn đề cơ bản liên quan đến kỹ thuật này. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít địa chỉ y tế ngoài công lập được đánh giá cao trong chất lượng dịch vụ chẩn đoán hình ảnh, nếu cần tìm hiểu thêm về phương pháp chụp CT cắt lớp, bạn đọc có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, để được chuyên viên y tế giải đáp và tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!