Tin tức
Giải đáp: bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền hay không?
- 01/11/2023 | Mù màu là bệnh gì, nguyên nhân và cách chẩn đoán
- 06/04/2022 | Điều trị máu khó đông và những điều bạn cần biết
- 19/11/2024 | Bệnh máu khó đông có sinh con được không? Những điều cần biết!
1. Tìm hiểu bệnh mù màu
Để giải đáp bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền hay không, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng bệnh. Trước tiên là bệnh mù màu - một bệnh lý về mắt khiến người bệnh tuy nhìn rõ mọi vật nhưng lại không biết vật đó màu gì. Một số người bệnh chỉ không phân biệt được một vài màu sắc nhất định, trong khi số khác lại không phân biệt được toàn bộ màu sắc.
Nguyên nhân
Dưới đây là 4 nguyên nhân gây bệnh mù màu ở người.
- Di truyền: Tỷ lệ trẻ nam bị mù màu bẩm sinh cao hơn trẻ nữ. Đa số các trường hợp không thể nhận biết màu xanh, số ít trường hợp không nhìn thấy màu vàng. Mù màu bẩm sinh được chia thành thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
- Biến chứng của bệnh mạn tính: Có rất nhiều bệnh mạn tính gây biến chứng mù màu, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thiếu hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh Parkinson. Người bệnh có thể mù màu 1 bên hoặc cả 2 bên mắt. Nếu bệnh mạn tính được điều trị và kiểm soát, bệnh mù màu sẽ thuyên giảm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị tim mạch, thuốc cao huyết áp, thuốc trị rối loạn thần kinh,… có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó là mù màu.
- Lão hóa: Càng lớn tuổi, mắt càng yếu và dễ xuất hiện nhiều bệnh như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, mù màu,…
Một số người bệnh mù màu không phân biệt được một vài màu sắc nhất định
Các phương pháp hỗ trợ điều trị
Bệnh mù màu là bệnh lý không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, người bệnh được áp dụng các phương pháp sau nhằm mục đích giảm thiểu ảnh hưởng, tác động của bệnh lên cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Ba mẹ thông báo bệnh của con cho nhà trường và giáo viên để trẻ được hỗ trợ trong quá trình học tập.
- Trong môi trường làm việc, đồng nghiệp và lãnh đạo hỗ trợ người bệnh để người bệnh hoàn thành tốt công việc của mình.
- Nếu bệnh mù màu không do bẩm sinh mà là biến chứng của bệnh mạn tính và tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
- Người bệnh sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để nhận biết màu sắc.
- Người bệnh đeo kính lọc màu có tác dụng tăng độ tương phản các màu sắc mà người bệnh không thể phân biệt, nhận biết.
2. Tìm hiểu bệnh máu khó đông
Để biết bệnh mù màu, máu khó đông (hemophilia) ở người di truyền hay không, chúng ta tiếp tục nắm bắt về bệnh máu khó đông ở người. Đây là một dạng rối loạn chảy máu do di truyền khiến máu không thể đông được. Chỉ một vết cắt nhỏ hay vết thương hở gây chảy máu cũng làm máu chảy liên tục dẫn đến mất máu.
Nguyên nhân
Bệnh máu khó đông hay còn gọi là hemophilia, đây là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIII, yếu tố IX là những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông.
- Bệnh máu khó đông A: Còn gọi là bệnh máu khó đông cổ điển, phổ biến nhất trong 3 dạng bệnh. Nguyên nhân của bệnh là do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII.
- Bệnh máu khó đông B: Máu không có hoặc thiếu hụt yếu tố đông máu IX nghiêm trọng gây ra bệnh máu khó đông B.
Bệnh máu khó đông khiến máu không ngừng chảy khi có vết thương hở
Bệnh máu khó đông có chữa được không?
Giống như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông ở người không có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh phải “sống chung” với bệnh, bác sĩ chỉ thực hiện các biện pháp nhằm mục đích giảm triệu chứng và phòng biến chứng của bệnh. Trong đó, người bệnh cần điều trị thay thế yếu tố thiếu hụt, đôi khi sử dụng tiêu sợi huyết. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần chú ý:
- Đi đứng cẩn thận, hạn chế tối đa các trường hợp té ngã, chấn thương gây chảy máu.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, phòng tránh viêm lợi, viêm nha chu gây chảy máu.
- Không châm cứu, không tiêm bắp, không dùng các loại thuốc có tác dụng phụ gây chảy máu như histamin, aspirin,…
- Chú trong tập luyện, chơi thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe nói chung và sức mạnh cơ bắp nói riêng.
- Nếu bị tai nạn, chấn thương gây chảy máu, ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền không?
Từ những phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền hay không. Theo đó, cả 2 bệnh lý này đều là bệnh di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính, cụ thể ở đây là nhiễm sắc thể X trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XX ở nữ và XY ở nam.
Bệnh mù màu và máu khó đông có tính di truyền, liên quan đến NST giới tính
Bởi vì những gen này nằm trên nhiễm sắc thể X nên bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới (XY), ở nữ giới khi nào cả 2 nhiễm sắc thể X đều mang gen lúc đó sẽ biểu hiện bệnh. Khi mang 1 gen bệnh trên 1 cặp nhiễm sắc thể XX thì được coi là người mang gen và vẫn có khả năng di truyền cho con. Những người mang gen máu khó đông trong trường hợp phẫu thuật lớn hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn vẫn có thể gây ra chảy máu ồ ạt do lượng yếu tố IX hoặc VIII thấp không đủ để cầm máu như bình thường.
Như vậy, cả hai đều là bệnh lý có tính di truyền, không thể điều trị dứt điểm nên các cặp đôi trước khi kết hôn và có ý định mang thai, cần khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như làm các xét nghiệm cần thiết để biết trong người có mang gen bệnh hay không, nếu có, bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp.
Khám tiền hôn nhân để chủ động tầm soát các bệnh lý di truyền
Mọi nhu cầu thăm khám và làm xét nghiệm, bạn có thể an tâm lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC trang bị cơ sở vật chất hiện đại với Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quý khách hàng.
Để được tư vấn thêm, quý khách hãy gọi hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
