Tin tức

Giải phẫu mắt: Cấu tạo, cơ chế hoạt động và chức năng của mắt

Ngày 01/05/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key chính: Giải phẫu mắt

Giải phẫu mắt: Cấu tạo, cơ chế hoạt động và chức năng của mắt

Đôi mắt giúp chúng ta quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Thế nhưng ít ai biết rằng để duy trì chức năng cơ bản này, mỗi bộ phận cấu thành đôi mắt đều phải phối hợp một cách chặt chẽ. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC chia sẻ thông tin giải phẫu mắt chi tiết và giúp bạn hiểu hơn về cơ quan này.

1. Cơ chế hoạt động và chức năng của đôi mắt

1.1. Cơ chế hoạt động

Từng bộ phận của đôi mắt đều tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, truyền thông tin lên não bộ. Theo đó:

-         Ánh sáng ngoài môi trường lần lượt đi vào giác mạc rồi đến thủy tinh thể. Tiếp theo, đồng tử sẽ kiểm soát lượng ánh sáng truyền đến mắt.

-         Khi bạn tập trung nhìn cũng là lúc giác mạc cùng thủy tinh thể khúc xạ làm việc.

-         Ánh sáng tiếp tục truyền tới võng mạc, đồng thời biến đổi hình ảnh thành dạng tín hiệu thần kinh.

-         Hệ thống dây thần kinh bắt đầu truyền tín hiệu từ đôi mắt đến bộ não thị giác.

-         Não bộ làm nhiệm vụ giải thích thứ mà bạn nhìn thấy. Song song với đó, đôi mắt sẽ tập hợp lại hình ảnh giúp hình ảnh rõ nét hơn.

Ánh sáng trước tiên sẽ xâm nhập giác mạc và thủy tinh thể

1.2. Chức năng

Đôi mắt của mỗi con người có phải là thực hiện các nhóm chức năng sau:

-         Chức năng sinh học: Cảm nhận tác động đến từ môi trường xung quanh, giúp cơ thể phản ứng nhanh trước các tình huống.

-         Chức năng quang học: Giúp mỗi chúng ta có thể quan sát, tiếp nhận hình ảnh từ thế giới xung quanh, truyền lên não bộ để xử lý và lưu trữ.

-         Chức năng giao tiếp: Sự thay đổi của ánh mắt là một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ.

Giao tiếp bằng ánh mắt cũng là một hình thức giao tiếp thường thấy

2. Giải phẫu mắt chi tiết

2.1. Nhãn cầu

2.1.1. Vỏ nhãn cầu

Phần vỏ bọc nhãn cầu gồm 2 bộ phận quan trọng nhất là giác mạc và củng mạc.

-         Giác mạc: Chính là lớp màng trong suốt, tương đối dai và không có hệ thống các mạch máu.

-         Củng mạc: Phần màu trắng xung quanh mống mắt (một dạng mô xơ cực dai).

Minh họa khái quát giải phẫu mắt

2.1.2. Màng mạch

Màng mạch cấu thành từ 3 thành phần chính. Đó là phần mống mắt, thể mi và phần hắc mạc.

-         Mống mắt: Phần hình tròn tương tự đồng xu tại trung tâm mắt. Tùy thuộc theo chủng người, mống mắt có màu đen hoặc màu sắc khác (nâu, xanh dương hoặc xanh lục, nâu nhạt).

-         Thể mi: Chính là phần nhô lên, ở vị trí trung tâm mống mắt và hắc mạc. Chức năng chính của bộ phận này là điều tiết tầm nhìn.

-         Hắc mạc: Lớp màng lỏng lẻo nằm giữa phần võng mạc và củng mạc, gồm nhiều mạch máu cùng hệ thống tế bào sắc tố đen hỗ trợ nuôi dưỡng nhãn cầu.

Ở một số người, mống mắt thường có màu xanh

Ngoài ra tại màng mạch còn tập trung hệ thống mạch máu, dây thần kinh hỗ trợ duy trì hoạt động của đôi mắt.

2.1.3. Võng mạc

Võng mạc hay màng thần kinh nằm trong màng mắt. Bộ phận này làm nhiệm vụ tiếp nhận kích thích ánh sáng từ bên ngoài và truyền đến trung khu thần kinh để phần thị giác tại vỏ não bộ tiếp tục phân tích. Về mặt hình thể và cấu trúc, võng mạc có đặc điểm như sau:

-         Hình thể: Gồm phần võng mạc cảm thụ và phần võng mạc vô cảm.

-         Cấu trúc: Cấu thành từ 4 lớp tế bào.

Phần mạch của võng mạc gồm hệ thống động mạch tại trung tâm và tĩnh mạch. Trong đó, tĩnh mạch có xu hướng đi kèm động mạch.

2.1.4. Tiền phòng, hậu phòng

Tiền phòng và hậu phòng là 2 khu vực tương đối quan trọng trong tổng thể nhãn cầu. Cụ thể:

-         Tiền phòng: Là khoang ở vị trí giữa khu vực giác mạc phía trước, mống mắt và phần thủy tinh thể phía sau. Dịch thể luôn chứa đầy phía trong.

-         Hậu phòng: Là phần thông với tiền phòng qua phần lỗ đồng tử. Phía trong của hậu phòng thường chứa đầy thủy dịch.

2.1.5. Hệ thống môi trường trong suốt

Môi trường trong suốt tại phần nhãn cầu gồm 3 thành phần chính. Đó là:

-         Thủy dịch: Phần chất lỏng chứa đầy trong khoang tiền phòng và phòng. Tác dụng chính của thủy dịch là hỗ trợ hoạt động của nhãn áp, tham gia nuôi dưỡng giác mạc và thủy tinh thể.

-         Thể thủy dịch: Chính là phần thấu kính trong suốt, 2 phía bề mặt lồi. Thể thủy dịch rất cần thiết cho hệ thống khúc xạ, tham gia vào quá trình hội tụ điểm tại võng mạc khi chúng ta điều chỉnh nhìn xa, giúp quan sát rõ hơn các vật ở vị trí gần.

-         Dịch kính: Đây là một dạng chất lỏng gần giống lòng trắng trứng, chiếm hầu hết phần phía sau của nhãn cầu.

2.2. Bộ phận bảo vệ nhãn cầu

2.2.1. Hốc mắt

Cả 2 hốc mắt nằm ở vị trí 2 bên hốc mũi, chúng hình thành hệ thống xương sọ cùng xương mặt. Sau đây là đặc điểm cơ bản của phần hốc mắt:

-         Hình dáng: Tương tự hình tháp, bao quanh 4 cạnh là 4 thành xương. Phần đỉnh hướng về phía sau, còn phần đáy lại hướng ra phía trước.

-         Kích thước: Thể tích vào khoảng 29ml, cao 40mm (tính từ đỉnh xuống đáy hốc mắt), rộng 40ml.

-         Những phần tử hốc mắt: Gồm hệ thống cơ vận động nhãn cầu, cơ mi mắt, gân và thành phần tổ chức hố mắt.

2.2.2. Lệ bộ

Theo giải phẫu, lệ bộ được cấu thành từ 2 thành phần cơ bản. Bao gồm bộ phận làm nhiệm vụ tiết chế nước mắt và hệ thống đường dẫn nước mắt.

-         Bộ phận làm nhiệm vụ chế tiết nước mắt: Thông thường, tuyến lệ làm nhiệm vụ tiết nước mắt, tuyến phụ lệ cũng tham gia vào quá trình này. Tác dụng chính của nước mắt cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ bảo vệ cho giác mạc.

-         Đường dẫn nước mắt: Sau khi xâm nhập vào lỗ lệ trên và dưới, nước mắt tiếp tục được chuyển đến quả lệ phía trên và phía dưới, sau đó di chuyển đến ống lệ chung và dồn tại túi lệ. Tiếp theo, nước mắt lại được chuyển đến ống lệ thủy rồi đổ xuống mũi (phần ngách mũi phía dưới).

2.3. Đường thần kinh thị giác

Đường thần kinh thị giác thường phân bố tới đỉnh hố mắt, xuyên qua lỗ thị giác để đi vào hộp sọ. Chức năng chính của các dây thần kinh này là gửi tín hiệu đến não bộ. Sau đó, thông tin tiếp tục được xử lý để cho chúng ta biết hình ảnh đang nhìn thấy thực chất là gì.

3. Tác nhân làm tăng nguy cơ suy yếu mắt

Thực tế, nhiều tác nhân có thể khiến mắt suy yếu. Đơn cử như:

-         Tuổi tác: Mắt có xu hướng lão hóa sau tuổi 45 (lão thị).

-         Ảnh hưởng của bệnh lý: Chẳng hạn như ung thư nội nhãn, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,... dễ ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

-         Tình trạng nhiễm trùng: Một số dạng nhiễm trùng thường gặp phải kể đến là viêm kết mạc, viêm bờ mi.

-         Ảnh hưởng của chấn thương: Tình trạng giác mạc bị trầy xước hoặc bong do chấn thương (tai nạn, vật lạ động vào mắt).

-         Vấn đề liên quan đến cơ mắt: Mắt bị lác hoặc bị nhược thị dễ khiến tình cảm, khả năng nhìn của mắt ảnh hưởng.

-         Những yếu tố khác: Chẳng hạn như bệnh lý về di truyền, loạn thị, mù màu, quáng gà.

Sau tuổi 45, mắt thường bị lão thị

4. Các phương pháp chăm sóc, bảo vệ đôi mắt

Để duy trì chức năng, bảo vệ hiệu quả cho đôi mắt, bạn cần chú ý chăm sóc mắt đúng cách thông qua một vài biện pháp đơn giản như:

-         Đeo kính bảo vệ, tránh tác động của bức xạ tia cực tím.

-         Cho mắt nghỉ ngơi sau khi phải hoạt động trong thời gian dài.

-         Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, ưu tiên thực phẩm giàu chất béo Omega 3, các loại vitamin.

-         Duy trì khoảng cách hợp lý khi đọc sách, thiết bị điện tử.

-         Học tập, làm việc trong môi trường đủ ánh sáng để tránh gây hại cho mắt,…

Hy vọng những thông tin phân tích giải phẫu mắt trên đây đã giúp ích bạn. Đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, cần được chăm sóc cẩn thận. Nếu nhận thấy mắt có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như Chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

BS Chỉnh đã duyệt

Từ khoá: giải phẫu mắt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.