Tin tức
Giảm mỡ máu bằng thuốc cholesterol: thận trọng khi sử dụng
- 16/06/2024 | Các loại thuốc mỡ máu điều trị bệnh an toàn hiện nay
- 20/06/2024 | Cholesterol cao kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
- 28/06/2024 | Giải đáp băn khoăn: cholesterol và triglycerid khác nhau như thế nào?
1. Thuốc cholesterol hạ mỡ máu nên dùng trong trường hợp nào?
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã có khuyến cáo về đối tượng sử dụng thuốc hạ mỡ máu bằng thuốc giảm cholesterol:
- Có tiền sử các bệnh tim mạch: xơ vữa gây đau thắt ngực không ổn định, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
- Chỉ số LDL > 5 mmol/L.
- Người trên 40 tuổi bị tiểu đường hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch: béo phì, hút thuốc lá, huyết áp cao, ETC.
Các loại thuốc cholesterol hỗ trợ hạ mỡ máu có thể kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Sau khi dùng thuốc 4 - 12 tuần, người bệnh nên được khám, đánh giá lại hiệu quả để và điều chỉnh thuốc nếu cần.
Người bị tăng mỡ máu có chỉ số LDL nên dùng thuốc cholesterol
2. Các nhóm thuốc giảm cholesterol hạ mỡ máu và tác dụng phụ thường gặp
2.1. Nhóm Statin
Statin là nhóm thuốc có thể hạ mỡ máu thông qua cơ chế ức chế men khử HMG-CoA. Điều này khiến quá trình tạo cholesterol ở gan bị ngăn cản nên làm suy giảm cholesterol.
Có nhiều loại biệt dược được xếp vào nhóm Statin nhưng điểm chung của chúng là tên gọi kết thúc bằng đuôi Statin. Việc dùng thuốc làm tăng số lượng thụ thể của cholesterol LDL từ đó tăng thoái hóa và giảm cholesterol LDL gây xơ vữa.
Thuốc hạ cholesterol nhóm Statin có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau cơ, tăng men gan, đau bụng, táo bón, lú lẫn,...
2.2. Nhóm Fibrat
Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm cholesterol LDL, triglyceride, tăng cholesterol HDL. Nhóm thuốc này chủ yếu dùng cho người tăng triglyceride mức cao và bị viêm tụy cấp. Sử dụng thuốc nhóm Fibrat trong thời gian dài cho bệnh nhân gout và triglyceride cao cũng có thể giảm axit uric máu.
Thuốc cholesterol nhóm Fibrate chống chỉ định với bệnh nhân sỏi mật và không nên dùng chung với nhóm thuốc Statin vì dễ tăng nguy cơ tiêu - viêm cơ, tác dụng thuốc chống đông. Các tác dụng phụ gặp phải tương đối nhẹ: yếu cơ, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn,...
Thuốc nhóm Fibrat giúp giảm triglyceride, tăng HDL
2.3. Nhóm Niacin
Niacin là nhóm vitamin B3 có khả năng tan trong nước, ức chế phóng thích axit béo ở mô mỡ cũng như quá trình sản xuất triglyceride và axit béo ở tế bào gan. Vì thế, nhóm thuốc này cũng được dùng để hạ mỡ máu.
Trong quá trình dùng thuốc Niacin có thể gặp tác dụng phụ như: mặt đỏ bừng, hạ huyết áp, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy,...
2.4. Nhóm Renin
Việc sử dụng thuốc cholesterol hạ mỡ máu nhóm Renin có tác dụng hạ cholesterol, tăng tổng hợp axit mật. Nhóm thuốc này thường được dùng cho người không dung nạp với statin hoặc dùng kết hợp với nhóm Statin. Do thuốc có thể làm tăng triglyceride ở mức cao nên chống chỉ định với người bị tăng triglyceride.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi,... và có thể giảm hấp thu thuốc thyroxin, warfarin,...
2.5. Nhóm thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Nhóm thuốc này ngăn ngừa ức chế vận chuyển cholesterol, có thể dùng đơn liều cho người không dung nạp hoặc chống chỉ định đối với thuốc Statin. Nếu đã dùng Statin đơn độc nhưng hiệu quả điều trị không đạt được thì có thể kết hợp Statin với thuốc ức chế hấp thu cholesterol để đạt mục tiêu hạ mỡ máu.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc ức chế hấp thu cholesterol như: viêm xoang, đau khớp, tăng men gan,...
3. Lưu ý khi dùng thuốc cholesterol hạ mỡ máu
Việc dùng thuốc cholesterol cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Nhóm thuốc cholesterol có tác dụng hạ mỡ máu tương đối nhiều trong khi tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân không giống nhau. Vì thế, người bệnh không được tự kê đơn mà cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi chẩn đoán bệnh và cân nhắc một số yếu tố: khả năng dung nạp, bệnh lý đi kèm, nồng độ cholesterol trong máu, thuốc đang sử dụng,...
Người được chỉ định dùng thuốc giảm cholesterol hạ mỡ máu cần thực hiện đúng hướng dẫn trong đơn thuốc của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc cần tạm dừng sử dụng và thông báo để bác sĩ biết, có hướng điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc hạ mỡ máu, người bệnh cũng cần chú ý:
- Nhóm thuốc Fibrat cần dùng sau hoặc trong bữa ăn.
- Nhóm thuốc nhóm Statin nên dùng vào thời điểm trước hoặc sau bữa ăn.
- Cần duy trì đơn thuốc đúng chỉ dẫn kết hợp thực hiện chế độ ăn do bác sĩ khuyến cáo kết hợp vận động thể chất phù hợp. Lưu ý không luyện tập quá sức mà cần tăng cường độ dần dần để không bị căng, đau cơ.
- Nên tránh ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol, mỡ động vật để thay bằng dầu oliu, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau xanh, cá, các loại đậu đỗ,...
- Nếu đang sử dụng đơn thuốc thuộc nhóm Statin thì tránh ăn bưởi bởi trong thành phần của bưởi chứa chất hóa học dễ liên kết với enzyme trong hệ tiêu hóa để loại bỏ Statin.
- Tránh kết hợp các loại thuốc nhóm Statin với: ritonavir, itraconazole, cyclosporine, clarithromycin,... vì có thể xảy ra tương tác thuốc. Muốn không gặp phải nguy cơ này, tốt nhất nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có sự điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
- Sau mỗi đợt điều trị bằng thuốc Statin người bệnh cần nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích hay đồ uống chứa cồn trong giai đoạn điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu.
Những chia sẻ trên đây chỉ có tính chất giới thiệu thông tin về thuốc cholesterol với công dụng hạ mỡ máu, không phải là hướng dẫn điều trị cho từng trường hợp bệnh cụ thể. Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ vẫn cần có sự chẩn đoán đúng và chỉ định đơn thuốc phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hay mỡ máu tại nhà có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!