Tin tức
Góc tư vấn: Người bị đường huyết cao nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- 22/04/2022 | Tụt đường huyết là gì và cách xử trí như thế nào?
- 28/04/2022 | Những phương pháp điều trị hạ đường huyết ở trẻ em hiệu quả nhất
- 21/04/2022 | Thường xuyên bị hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không?
1. Đường huyết và cách thức đường huyết được chuyển hóa trong cơ thể
Cơ thể hấp thụ đường qua các loại thực phẩm chứa đường và chuyển hóa thành Glucose thông qua nhiều chu trình phản ứng hóa học khác nhau. Insulin được tụy tiết ra đóng vai trò như một loại men giúp phân hủy đường sau đó vận chuyển vào trong máu. Lượng đường này sẽ được các cơ quan chuyển đổi thành năng lượng nuôi sống các hoạt động trong cơ thể.
Ăn nhiều đường dễ khiến cho đường huyết tăng cao
Hàm lượng đường trong máu sẽ không cố định mà dựa trên nhu cầu hoạt động hàng ngày của cơ thể, lượng đường sẽ có lúc tăng lúc giảm để đáp ứng. Tuy nhiên nếu đường trở nên dư thừa sẽ không có lợi cho sức khỏe vì lúc này cơ thể không có khả năng tiêu thụ hết. Tình trạng đường huyết quá cao sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, để chủ động kiểm soát các triệu chứng do đường huyết cao gây ra, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
2. Bị đường huyết cao nên ăn gì?
Người bị đường huyết cao nên ăn gì? Đó là các nhóm thực phẩm sau:
-
Nên đưa vào thực đơn những món ăn có tác dụng làm chậm quá trình phân giải đường như: ngũ cốc tự nhiên, rau quả, trái cây, thịt nạc, khoai sắn,...;
-
Chất xơ hòa tan: chứa trong nhiều loại rau củ giúp cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan như các loại đậu, quả cam, quả táo,... cùng các món rau xanh có thể hòa tan được trong nước, ngăn cản cơ thể hấp thụ quá nhiều carbohydrate tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu;
-
Uống đủ nước mỗi ngày: nước lọc là lựa chọn tốt nhất dành cho những ai đang bị cao đường huyết.
-
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu magie và crom: cơ thể bị thiếu hụt một số loại chất dinh dưỡng quan trọng cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là 2 loại khoáng chất crom và magie. Mỗi ngày người bệnh nên ăn bổ sung các loại thực phẩm chứa 2 chất dinh dưỡng này sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết bởi vì khi bị thiếu crom sẽ hạn chế khả năng dung nạp carbohydrate, trong khi đó nếu thiếu đi magie sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Chúng ta có thể tìm thấy crom trong đậu xanh, thịt, súp lơ và lòng đỏ trứng, magie chứa nhiều trong socola đen, đậu, bơ, rau xanh và chuối,...
Gợi ý một số thực đơn mẫu cho những người đang băn khoăn đường huyết cao nên ăn gì
Những loại thức ăn và thức uống không dành cho người bị đường huyết cao:
-
Hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn giàu tinh bột và nhiều đường như bánh quy, gạo hoặc mì ống, bánh mì trắng, nước ngọt, hoa quả có lượng đường cao;
-
Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ và các loại nước sốt;
-
Tránh bỏ đường vào trong các loại nước uống, thay vào đó nên dùng loại đường ăn kiêng hoặc đường dành cho người tiểu đường. Điều này giúp bạn vẫn đảm bảo độ ngon miệng mà không làm tăng đường huyết.
3. Phương pháp ăn uống khoa học khi bị tăng đường huyết
Cách thức ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong việc kiểm soát đường huyết:
-
Phối hợp đa dạng các chất dinh dưỡng trong một bữa ăn: chất béo, protein và chất xơ có tác dụng khiến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa tinh bột chậm lại. Vì vậy, khi khéo léo kết hợp các loại chất này trong một bữa ăn sẽ giúp ích rất nhiều đối với tình trạng tăng đường huyết;
Thay vì ăn bánh mì trắng, người bệnh hãy chuyển sang làm quen với bánh mì đen
-
Cân đối khẩu phần ăn: điều này hỗ trợ người bệnh giảm cân một cách khoa học, từ đó làm giảm lượng đường trong máu và nguy cơ đái tháo đường type 2. Để cân đối khẩu phần ăn, người bệnh nên:
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: cách 3 - 5 giờ ăn một lần, cụ thể là 3 bữa chính (sáng - trưa - chiều tối) kết hợp cùng bữa phụ nhẹ nhàng;
-
Mỗi lần chỉ ăn một lượng thức ăn vừa phải, không quá no;
-
Sử dụng bát/chén/đĩa có kích thước nhỏ hơn;
-
Kiểm tra nhãn sản phẩm để ước lượng được số thức ăn mình sẽ tiêu thụ trên một sản phẩm;
-
Có một quyển nhật ký ăn uống;
-
Trong khi ăn cần nhai kỹ, ăn với tốc độ chậm.
-
Giữ cân nặng ở mức độ hợp lý: cân nặng càng cao đồng nghĩa với việc khả năng tối ưu lượng đường trong máu càng giảm. Bên cạnh việc giữ gìn vóc dáng cân đối thông qua chế độ ăn lành mạnh, ít béo, ít đường, bạn cũng nên duy trì một thói quen luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày với các bài tập như đi bộ, nâng tạ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, nhảy, leo núi,...;
-
Nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà: điều này giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp dựa trên sự dao động của chỉ số. Do đó, hãy sắm cho mình một thiết bị đo đường huyết để kịp thời phát hiện thời điểm đường huyết bị tăng cao đột ngột.
Rau xanh giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi đường huyết cao nên ăn gì cho phù hợp. Hy vọng rằng với những thông tin nêu trên do MEDLATEC cung cấp, bạn đã có thể tự chuẩn bị cho mình một thực đơn không những giúp ổn định được lượng đường trong máu mà còn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong trường hợp bạn muốn được kiểm tra đường huyết, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các chuyên gia. Nếu bạn chưa sắp xếp được thời gian để đi khám trực tiếp tại viện, bạn có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC thông qua hotline trên hoặc trên trang web chính thức của Bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!