Tin tức

Hạt xơ dây thanh quản có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị?

Ngày 19/01/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Hạt xơ dây thanh quản là một bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, nhân viên tư vấn hoặc những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến tai mũi họng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hạt xơ dây thanh quản có nguy hiểm không và cách điều trị.

1. Khái quát về tình trạng hạt xơ dây thanh quản

Hạt xơ dây thanh quản (hay còn gọi là u xơ dây thanh âm) là những tổn thương lành tính dạng hạt nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện tại vùng dây thanh quản, thường ở vị trí 1/3 trước hoặc giữa dây thanh. 

1.1. Triệu chứng khi có hạt xơ dây thanh

Những triệu chứng đặc trưng thường gặp ở người bị hạt xơ dây thanh quản bao gồm:

- Khàn tiếng kéo dài: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, giọng nói của người bệnh trở nên khàn đặc, âm lượng giảm, không còn rõ ràng và trong trẻo như trước. Đặc biệt sau khi nói quá nhiều hoặc hát trong thời gian dài có thể bị mất tiếng tạm thời. Nguyên nhân là do các hạt xơ làm cho dây thanh không rung đều khi phát âm.

Khàn tiếng là dấu hiệu phổ biến của bệnh hạt xơ dây thanh quản

Khàn tiếng là dấu hiệu phổ biến của bệnh hạt xơ dây thanh quản

- Cảm giác đau rát cổ họng: Người bệnh cảm thấy cổ họng khó chịu, đau khi nói chuyện.

- Luôn cảm thấy có dị vật trong cổ họng: Do có các hạt xơ thanh quản cư trú tại dây thanh quản nên người bệnh luôn có cảm giác như cổ họng có vật lạ chèn ép, gây khó chịu.

1.2. Nguyên nhân hạt xơ dây thanh xuất hiện

Hạt xơ dây thanh quản có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Sử dụng giọng nói quá mức: Nói nhiều, nói lớn, hét to hoặc sử dụng giọng nói sai cách có thể gây áp lực lên dây thanh, dẫn đến tổn thương và hình thành hạt xơ.

- Viêm nhiễm mạn tính: thanh quản, viêm họng hoặc viêm xoang kéo dài không điều trị triệt để có thể dẫn đến tổn thương dây thanh.

- Tiếp xúc với chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia là những yếu tố nguy cơ cao gây tổn thương dây thanh.

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, đồ uống có cồn, hoặc không uống đủ nước cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thanh.

- Môi trường sống và làm việc ô nhiễm: Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất hoặc ô nhiễm không khí có thể gây kích thích và tổn thương dây thanh. 

- Trào ngược dạ dày - thực quản: Hầu họng bị tổn thương và sung huyết niêm mạc do acid từ dạ dày thực quản trào ngược lên khu vực này. Tình trạng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các hạt xơ thanh quản.

2. Tình trạng hạt xơ dây thanh quản có nguy hiểm không?

Tình trạng hạt xơ dây thanh quản có nguy hiểm không là lo lắng của nhiều người

Tình trạng hạt xơ dây thanh quản có nguy hiểm không là lo lắng của nhiều người

Hạt xơ dây thanh quản là tổn thương lành tính nên thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho giọng nói và sức khỏe như:

- Khàn tiếng mạn tính: Hạt xơ làm thay đổi cấu trúc dây thanh, khiến giọng nói khàn đặc, khó khôi phục lại trạng thái bình thường. 

- Gây thanh quản mạn tính: Hạt xơ dây thanh quản lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mạn tính, gây khó chịu và đau rát cổ họng kéo dài.

- Hạn chế chất lượng cuộc sống: Việc giao tiếp khó khăn làm giảm tự tin, gây căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và công việc.

Để hạn chế những biến chứng không mong muốn do hạt xơ dây thành quả gây ra, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

3. Cách điều trị hạt xơ dây thanh quản

Để giúp người bệnh đẩy lùi những triệu chứng cũng như biến chứng của hạt xơ dây thanh quản, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh điều trị bằng các phương pháp dưới đây, tùy thuộc vào tình trạng của hạt xơ.

3.1. Điều trị hạt xơ thanh quản bằng thuốc

Trong các trường hợp hạt xơ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để kiểm soát triệu chứng cho người bệnh. Bên cạnh đó, người mắc hạt xơ dây thanh quản cần phối hợp:

- Hạn chế sử dụng giọng nói để giúp giảm áp lực lên dây thanh, tạo điều kiện để dây thanh phục hồi.

- Uống nhiều nước để dây thanh không bị khô, hạn chế uống nước lạnh hoặc dung nạp các chất kích thích như rượu, bia.

- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi và các hóa chất độc hại.

- Súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch vùng họng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Trong các trường hợp hạt xơ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống

Trong các trường hợp hạt xơ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống

3.2. Phẫu thuật 

Trong trường hợp hạt xơ lớn, làm giọng nói bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi để triệt tiêu hạt xơ. Phương pháp này rất an toàn và hiệu quả, nhưng cần thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để tránh biến chứng.

Sau phẫu thuật thành công, người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong chăm sóc sức khỏe để thanh quản nhanh phục hồi:

- Hạn chế nói quá nhiều, nói to trong thời gian đầu sau phẫu thuật.

- Uống nhiều nước ấm để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ phục hồi dây thanh.

- Tránh thực phẩm cay nóng, bổ sung nhiều vitamin từ rau củ và trái cây.

- Luyện giọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi chức năng giọng nói và cải thiện giọng nói.

- Học cách nói và hát đúng kỹ thuật để hạn chế tối đa áp lực lên dây thanh.

4. Cách phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản đơn giản

Phòng bệnh luôn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với những người thường xuyên sử dụng giọng nói. Một số biện pháp phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản hiệu quả bao gồm:

- Hạn chế nói lớn, hét lớn, nên nghỉ ngơi giữa các khoảng thời gian nói chuyện dài.

- Giữ ấm cổ họng, nhất là khi trời lạnh, tránh uống đồ lạnh và tiếp xúc với điều hòa quá mức.

- Uống đủ nước vì dây thanh cần được giữ ẩm thường xuyên để hoạt động tốt.

- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng, vì những yếu tố này làm tăng nguy cơ tổn thương dây thanh.

- Đi khám định kỳ, đặc biệt đối với những người có tiền sử thanh quản hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, việc khám định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan.

Tóm lại, hạt xơ dây thanh quản là một bệnh lý lành tính nhưng vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của hạt xơ dây thanh quản, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ