Tin tức
Hỏi đáp: Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
- 16/12/2019 | Viêm gan B mạn tính - căn bệnh đặc biệt nguy hiểm
- 14/12/2019 | Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm bệnh viêm gan B
- 14/12/2019 | Viêm gan B có lây không? Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
1. Biểu hiện thường gặp của bệnh nhân viêm gan B
Thông thường, ở giai đoạn đầu, bệnh viêm gan B không có dấu hiệu hay triệu chứng gì rõ ràng; chỉ khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe, hiến máu,… mới phát hiện bệnh nhưng đã trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Một số biểu hiện nghi ngờ mắc phải virus viêm gan B gồm:
- Vàng da:
Có thể nói đây là triệu chứng mà nhiều bệnh nhân nhiễm viêm gan B nào cũng mắc phải. Tuy nhiên, khi da đã chuyển sang màu vàng cũng đồng nghĩa với tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng nên cần đến ngay các trung tâm y tế để tiến hành xét nghiệm và chữa trị kịp thời.
Vàng da - biểu hiện rõ nhất ở bệnh nhân nhiễm viêm gan B
- Cơ thể mệt mỏi:
Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B thường đột nhiên rơi vào cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân.
- Rối loạn hệ thống tiêu hóa:
Khi mắc bệnh viêm gan B, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon, không muốn ăn, táo bón, nôn và buồn nôn hay đau thắt vùng bụng, ngực,…
- Sốt:
Một biểu hiện khác của bệnh viêm gan B mà rất nhiều người nhầm lẫn đó là hiện tượng sốt nhẹ.
2. Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
- Viêm gan B có thể lây qua nhiều con đường:
Viêm gan B được đánh giá là căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng, nhất là khi bạn không biết cách phòng tránh. Viêm gan B nguy hiểm như thế nào? Thứ nhất là do viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh và qua rất nhiều con đường, nhưng chủ yếu là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con, cụ thể:
+ Lây qua đường máu: Những trường hợp như truyền máu, hiến máu, dùng chung kim tiêm, xăm hình tại những địa chỉ không uy tín, hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như dao cạo râu, lược, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,… thì khả năng lây bệnh viêm gan B rất cao.
+ Lây qua đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bất kì biện pháp bảo vệ nào với người nhiễm virus thì khả năng cao bạn cũng bị nhiễm bệnh. Trong gia đình nếu có vợ hoặc chồng bị nhiễm viêm gan B, bạn cần đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
+ Lây qua đường từ mẹ sang con: Khi mẹ mắc bệnh viêm gan B thì tỷ lệ con sinh ra bị nhiễm virus khá cao nếu không được phòng tránh.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B có thể nhận thấy thông qua con đường lây lan của virus HBV
- Viêm gan B mạn tính có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm:
Khi bệnh kéo dài được hơn 6 tháng mà không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng gồm xơ gan và ung thư gan, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây chính là câu trả lời thứ hai mà các chuyên gia của MEDLATEC muốn chia sẻ đến bạn đọc cho câu hỏi: “Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?”.
+ Xơ gan: Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Khi bệnh nhân bị xơ gan sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu, dễ bị nhiễm khuẩn và biểu hiện rõ nhất là phù nề. Thậm chí, có một vài bệnh nhân không có biểu hiện hay triệu chứng gì rõ ràng nên khi phát hiện thì bệnh đã quá nặng và gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
+ Ung thư gan: Bệnh nhân viêm gan B ở giai đoạn mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời thì có khả năng cao dẫn đến ung thư gan. Theo thống kê, có khoảng 60 - 80% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử mắc bệnh virus viêm gan B. Virus HBV là tác nhân khiến gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính. Triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân ung thư gan là đau bụng, phù, sốt và sụt cân nhanh. Ung thư gan là bệnh vô cùng nghiêm trọng, có diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, có thể cướp đi sinh mạng của người mắc bệnh bất kì lúc nào.
Nhiều trường hợp viêm gan B diễn tiến đến xơ gan, ung thư gan nếu không được can thiệp điều trị kịp thời
3. Có những cách phòng ngừa bệnh viêm gan B nào?
- Cần tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh theo số mũi quy định của Bộ y tế. Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện vợ hoặc chồng nhiễm virus HBV nhưng đối tượng còn lại chưa bị nhiễm thì nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chất lượng để tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.
- Quan hệ tình dục an toàn với bạn tình;
- Không dùng chung kim tiêm hay vật dụng cá nhân như bấm móng tay, dao cạo râu, lược, bàn chải đánh răng,… với người khác để tránh lây nhiễm.
- Phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần có phác đồ theo dõi thai kỳ riêng, nếu cần thiết có thể phải uống thuốc nhằm kiểm soát sự hoạt động của virus nếu nó ở thể hoạt động. Bé sau khi được sinh ra cần tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên trong vài giờ đầu, và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B cần được tiêm trong vòng 6 tháng kế tiếp.
- Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng của gan, tiêm phòng vắc xin hay điều trị kịp thời nếu có bệnh.
Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không còn phụ thuộc vào rất nhiều ở người bệnh
Virus viêm gan B có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng, thậm chí diễn tiến đến xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trên đây trình bày về vấn đề viêm gan B nguy hiểm như thế nào, hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, góp tiếng nói để mỗi người chúng ta biết cách bảo vệ lá gan và sức khỏe của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn, hoặc muốn đặt lịch xét nghiệm viêm gan B tại MEDLATEC, độc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!