Tin tức
Hỏi đáp: Điều trị gan nhiễm mỡ có hết không?
- 25/12/2019 | Gan nhiễm mỡ uống gì thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe?
- 21/12/2019 | Tư vấn: Gan nhiễm mỡ uống gì để tốt cho cơ thể?
- 21/12/2019 | Giải đáp thắc mắc: Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để đẩy lùi bệnh?
- 23/12/2019 | Gan nhiễm mỡ nặng và những thông tin không thể bỏ qua
1. Tìm hiểu về gan nhiễm mỡ và nguyên nhân gây bệnh
a. Thế nào được gọi là gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích lũy trong gan với trên 5 % trọng lượng lá gan. Gan nhiễm mỡ là do sự dung nạp mỡ quá nhiều từ thức ăn, hoặc cũng có thể là do rối loạn chuyển hoá mỡ trong cơ thể. Tình trạng tích mỡ ở gan làm cản trở hoạt động bình thường của gan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn cơ thể. Ngoài ra, gan nhiễm mỡ lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là xơ gan, ung thư gan. Vì thế, các bệnh về gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng là các bệnh nguy hiểm cần được chú trọng.
Hình ảnh người bị bệnh gan nhiễm mỡ
b. Các nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là do sự chuyển hoá mỡ ở gan không ổn định. Nguyên nhân có thể do lượng mỡ ăn vào quá nhiều hoặc do chức năng gan có vấn đề. Các nguyên nhân sau có thể gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ:
-
Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ (đồ chiên, rán, xào,…) đặc biệt là mỡ động vật (thịt mỡ).
-
Thói quen ăn vặt, sử dụng đồ ăn nhanh: các thức ăn này đều chứa nhiều cholesterol và các chất phụ gia có hại cho cơ thể, bắt gan giải độc và làm việc nhiều có thể làm suy giảm chức năng gan.
-
Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
-
Người bị bệnh béo phì là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ.
-
Người bị tiểu đường, bướu cổ, viêm gan do virus B, C.
-
Người lười vận động, tập thể dục.
c. Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Nhiễm mỡ tại gan khiến cơ năng của gan bị ảnh hưởng: suy giảm chức năng giải độc gan, chức năng miễn dịch, chức năng tạo máu, tiết dịch mật tiêu hoá lipid thức ăn,… Vì thế người bị gan nhiễm mỡ sẽ có triệu chứng của một bệnh về gan điển hình:
-
Ăn uống khó tiêu, chướng hơi, đầy bụng.
-
Cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động.
-
Cơ thể suy nhược, sút cân, xanh xao, thiếu máu.
-
Dễ bị sốt, nhiễm trùng.
-
Vàng da.
Người bị gan nhiễm mỡ thường bị chướng bụng, ăn uống khó tiêu
Vậy những người bị gan nhiễm mỡ có hết không? Hãy đọc tiếp để được rõ thêm bạn nhé.
2. Gan nhiễm mỡ có hết không?
Một trong số những thắc mắc của người bệnh là bị gan nhiễm mỡ có hết không hay phải chung số với căn bệnh này suốt đời?
Thông thường, gan nhiễm mỡ ở các giai đoạn đầu bệnh thường nhẹ, chức năng gan bị ảnh hưởng không nhiều. Vì thế mà việc điều trị gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Nếu tình hình bệnh chuyển sang các giai đoạn sau nặng hơn thì vẫn có thể điều trị nhưng sẽ khó điều trị và thời gian điều trị kéo dài. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “gan nhiễm mỡ có hết không?” là có nhé bạn. Với điều kiện bạn phải phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và tích cực điều trị, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả điều trị được nâng cao.
3. Những câu hỏi thường gặp về bệnh gan nhiễm mỡ
a. Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn?
Gan nhiễm mỡ thông thường có 3 giai đoạn chính:
-
Giai đoạn 1: mỡ trong gan chiếm 5 - 10 %. Giai đoạn này được gọi là nhiễm mỡ nhẹ, chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều nên hầu như cũng chưa có triệu chứng nào điển hình.
-
Giai đoạn 2: mỡ trong gan chiếm 10 - 25 %. Giai đoạn này chức năng gan bắt đầu bị ảnh hưởng, có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như mệt mỏi, xanh xao, ăn uống khó tiêu,…
-
Giai đoạn 3: mỡ trong gan đã chiếm >25 %. Gọi là nhiễm mỡ nặng, cơ thể có các triệu chứng của một bệnh gan điển hình như đã nêu ở trên.
b. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ như thế nào?
Như đã nói, việc phát hiện gan nhiễm mỡ sớm sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị. Nếu phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ quá muộn thì sẽ gây nhiều khó khăn trong điều trị, đồng thời sẽ có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng là xơ gan, ung thư gan. Sau đây là những phương pháp giúp bạn có thể chẩn đoán được bệnh sớm và chính xác:
-
Xét nghiệm mỡ máu: giúp xác định nồng độ lipid trong máu, có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Ngoài ra bạn có thể được chỉ định xét nghiệm ure máu, đường máu, đo huyết áp,… để có thể phát hiện những rối loạn liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.
-
Sinh thiết gan.
-
Siêu âm gan.
-
Chụp CT, MRI.
Xét nghiệm chức năng gan, trong đó có chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Thực hiện phối hợp 2 hay nhiều phương pháp trên giúp bạn có một kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất để sớm có hướng điều trị thích hợp.
c. Gan nhiễm mỡ có chữa được không? Chữa gan nhiễm mỡ như thế nào?
Nếu đang thắc mắc gan nhiễm mỡ có chữa được không thì câu trả lời là có. Gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn điều trị đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi bạn điều trị gan nhiễm mỡ:
-
Tuyệt đối tuân theo lời dặn của bác sĩ trong thời gian điều trị.
-
Không tự ý sử dụng các thuốc nằm ngoài đơn kê của bác sĩ.
-
Kiêng ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ.
-
Kiêng rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
d. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng bệnh, người bị gan nhiễm mỡ được khuyến cáo nên sử dụng các thực phẩm sau:
-
Ăn nhiều rau xanh, hoa, củ, quả, nấm.
-
Ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
-
Sử dụng nước ép trái cây thay cho rượu, bia, nước ngọt công nghiệp.
-
Uống các loại nước, trà thanh lọc cơ thể, giải độc gan: trà gừng, trà chanh, trà atiso,…
Uống trà atiso tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Ngoài ra, để nâng cao sức khoẻ của cơ thể, người bị gan nhiễm mỡ nên dành thời gian vận động, tập thể dục để kích hoạt các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Theo lời khuyên của bác sĩ, mọi người đều nên dành 30 – 60 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thân thể.
Trên đây là phần cung cấp thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ và giải đáp cho thắc mắc “gan nhiễm mỡ có hết không?”. Hy vọng những thông tin này là bổ ích đối với bạn. Nếu có điều gì thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!