Tin tức

Hỏi đáp: Sau tiêm có kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?

Ngày 27/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Sau tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể có khả năng hình thành các kháng thể Covid-19. Trong đó, có không ít người thắc mắc khi kiểm tra nhận thấy kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không? Cùng MEDLATEC đưa ra đáp án cho câu hỏi nói trên cùng các vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao cần thực hiện các xét nghiệm kháng thể Covid-19 cho người sau tiêm vắc xin Covid-19?

Trước khi giải đáp thắc mắc “kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?” hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu lý do cần thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 sau tiêm vắc xin trước nhé.

Sau tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể người tiêm có khả năng hình thành các kháng thể ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, để biết kiểm tra chính xác cơ thể đã sản sinh ra kháng thể hay chưa, cũng như lượng kháng thể có đủ cho cơ thể miễn dịch với virus không, các xét nghiệm kháng thể cần được thực hiện. Điều này phản ánh và đánh giá sự hiệu quả của vắc xin Covid-19 khi được sử dụng trên người.

Kháng thể Covid-19 sẽ được hình thành sau khi tiêm vắc xin được đưa vào cơ thể

Kháng thể Covid-19 sẽ được hình thành sau khi tiêm vắc xin được đưa vào cơ thể

2. Các xét nghiệm kháng thể được sử dụng hiện nay?

Các xét nghiệm kháng thể được thực hiện với mục đích tìm “kháng thể” - protein đặc biệt là IgG và IgM mà cơ thể sinh ra chống lại “kháng nguyên”- virus SARS-CoV-2.

Kỹ thuật ELISA

Kỹ thuật giúp pháp hiện nồng độ của kháng thể Covid-19 trong mẫu máu xét nghiệm. Thông thường, từ 1 - 5 giờ người xét nghiệm sẽ nhận được kết quả nồng độ kháng thể của mình.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch

Thường được gọi với cái tên khác là test nhanh kháng thể bởi xét nghiệm cho kết quả cực nhanh với 30 phút sau lấy mẫu. Xét nghiệm có bản chất là định tính kháng thể, có hình thức tương tự như que thử thai.

Test nhanh kháng thể Covid-19 giúp định tính kháng thể có trong mẫu máu xét nghiệm

Test nhanh kháng thể Covid-19 giúp định tính kháng thể có trong mẫu máu xét nghiệm

3. Xét nghiệm nồng độ kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?

Sau tiêm, xét nghiệm nhận thấy kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không là thắc mắc của rất nhiều người. 

Trên thực tế, sau tiêm, mất khoảng 2 tuần để cơ thể dần thích ứng và hình thành các kháng thể cần thiết. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm trước thời điểm này, thì  đáp án cho câu hỏi “nồng độ kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin không” chính là không cần thiết. Bạn nên hỏi và trao đổi kỹ với bác sĩ đến nắm được thời gian xét nghiệm kháng thể Covid-19 chính xác nhất.

kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không

Người sau tiêm vắc xin Covid-19 cần trao đổi lại thời gian thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 với bác sĩ

Các xét nghiệm kháng thể đã được thực hiện cho thấy, người sau tiêm vắc xin có nồng độ kháng thể đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 cao hơn những người đã mắc Covid-19 trước đó. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người trẻ tuổi sẽ có nồng độ kháng thể Covid-19 sau tiêm cao hơn so với những người đã cao tuổi. Mức độ duy trì kháng thể cũng là lâu và ổn định hơn.

Với xét nghiệm kháng thể thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, nồng độ kháng thể  ≥ 15 (AU/mL) là đạt ngưỡng miễn dịch an toàn và kết quả <12 (AU/mL) là chưa đạt.

Trong một vài trường hợp, người tiêm dù đã có tiêm vắc xin nhưng không có lượng kháng thể thì việc tiêm lại vắc xin cần được tạm dừng để tìm ra nguyên nhân. Hoặc có thể kết quả xét nghiệm kháng thể là sai sót. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm lại lần thứ hai để đưa ra kết quả chính xác và giải pháp tốt nhất trong trường hợp này.

4. Kháng thể hình thành sau tiêm vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến chẩn đoán virus SARS-CoV-2 không?

Tại Việt Nam, xét nghiệm chẩn đoán người đang miễn Covid-19 được thực hiện với hai phương pháp là test nhanh kháng nguyên và RT-PCR. Các xét nghiệm lấy mẫu trong dịch họng và mũi. Như vậy, việc hình thành các kháng thể trong máu sau tiêm vắc xin sẽ không ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán SARS-CoV-2.

5. Tiêm vắc xin Covid-19 có giúp chống lại xâm nhập của virus SARS-CoV-2 không?

Theo các chuyên gia y tế, tiêm phòng vắc xin Covid-19 là giải pháp hiệu quả giúp bạn phòng tránh sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sự phòng tránh này không phải là tuyệt đối, bạn vẫn có thể mắc Covid-19 khi đang tiêm vắc xin. Nguyên nhân là do bạn có thể nhiễm virus trước đó hoặc lượng kháng thể được cơ thể sinh ra chưa đủ để ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.

Do đó, đồng thời với việc tiêm phòng vắc xin Covid-19, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

6. Những lưu ý dành cho người sau tiêm vắc xin Covid-19

Sau tiêm vắc xin Covid-19, người tiêm cần lưu ý những vấn đề sau:

Theo dõi tình trạng sau tiêm

Người sau tiêm nên theo dõi tình trạng của mình tối thiểu là 3 ngày. Bởi tùy theo cơ địa mỗi người, các phản ứng phụ của vắc xin có thể xảy ra như sốt cao, sưng tấy hoặc đau nhức chỗ tiêm, buồn nôn, người mệt mỏi,… Đặc biệt lưu ý đến việc đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt hoặc chườm mát để giảm nhiệt cho cơ thể.

Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích

Theo các chuyên gia, người tiêm không nên sử dụng rượu bia hay các chất kích thích trong vòng 3 ngày. Bởi điều này có thể gây ức chế miễn dịch, ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc, giảm các khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Không nên sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Không nên sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Cơ thể sau tiêm vắc xin Covid-19 thường có trạng thái mệt mỏi hơn bình thường. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu là thực sự cần thiết.

Bài viết là đáp án cho câu hỏi “Sau tiêm có kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?” mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Chắc hẳn thông qua bài viết, bạn đọc cũng đã có câu trả lời cũng như những thông tin liên quan đến việc tiêm vắc xin Covid-19 cho riêng mình.

Độc giả có thể theo dõi thêm những bài viết khác của MEDLATEC để cập nhập những thông tin, kiến thức liên quan đến Covid-19. Trong trường hợp cần được tư vấn nhanh chóng, trực tiếp với bác sĩ, khách hàng có thể tải về ứng dụng MedOn và truy cập sử dụng tính năng VIDEO CALL. Đây là một tính năng cực kỳ hữu ích, được MEDLATEC triển khai, giúp người dùng có thể dễ dàng đối thoại, hỏi đáp với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. 

Đặc biệt, ứng dụng này của chúng tôi còn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho các bệnh nhân F0 hoặc các đối tượng là F1, F2 chưa có triệu chứng, qua đó phần nào giúp bản thân họ yên tâm hơn trong quá trình điều trị, phòng tránh dịch bệnh.

Mọi vấn đề cần được giải đáp, khách hàng có thể gọi tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.