Tin tức
Hôn mê gan là bệnh gì? cách nhận biết và phòng ngừa
- 25/01/2023 | Mâm cao cỗ đầy ngày Tết - liệu lá gan của bạn có sẵn sàng cho một năm mới?
- 31/01/2023 | Giải thích các chỉ số xét nghiệm gan và các lưu ý khi làm xét nghiệm này
- 31/01/2023 | Những ai nên tầm soát ung thư gan và hoạt động này có ý nghĩa gì?
1. Hôn mê gan là bệnh gì?
Bệnh hôn mê gan còn được gọi với một cái tên khác là bệnh não gan. Đây là tình trạng mất chức năng của não xảy ra do bệnh gan tiến triển nặng.
Cụ thể, đó là khi gan của người bệnh không còn có thể thực hiện nhiệm vụ loại bỏ hết các độc tố (như amoniac) ra khỏi máu, dẫn tới tình trạng độc tố tích tụ lại trong máu và có khả năng xâm nhập vào não. Từ đó, gây tổn thương não. Cùng với đó, sự tích của chất độc cũng có thể làm hỏng các cơ quan và dây thần kinh khác.
Bệnh lý này làm xuất hiện các thay đổi trong trạng thái tinh thần, hành vi cũng như hệ thống thần kinh của bệnh nhân. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến người bệnh mất đi ý thức và hôn mê.
Về phân loại, bệnh lý này được phân chia thành:
- Hôn mê gan cấp tính: phát triển do bệnh gan nặng, xuất hiện ở trường hợp là các đối tượng gặp phải những tình trạng như viêm gan siêu vi tối cấp cấp tính, viêm gan nhiễm độc, hội chứng Reye hay suy gan cấp giai đoạn cuối.
- Hôn mê gan mạn tính: tồn tại dai dẳng, thường tái phát nhiều đợt hôn mê trong suốt cuộc đời của bệnh nhân. Hay gặp ở người bệnh bị xơ gan nặng hoặc người viêm gan mạn tính.
Người bệnh bị xơ gan nặng có thể dẫn đến hôn mê gan mạn tính
2. Những triệu chứng của bệnh hôn mê gan là gì?
Tùy vào nguyên nhân gây ra tổn thương gan và mức độ, các triệu chứng mà bệnh nhân bị hôn mê gan gặp phải cũng có thể có sự khác nhau. Cụ thể, bệnh lý này làm xuất hiện những triệu chứng có thể kể đến như:
-
Xuất hiện sự thay đổi đột ngột trong tính cách, hành vi.
-
Lú lẫn, trí nhớ giảm sút, hay quên.
-
Khó tập trung.
-
Quá vui hoặc quá buồn vô cớ.
-
Hơi thở có mùi.
-
Trở nên cáu kỉnh.
-
Khó khăn khi viết chữ hoặc khi có những cử động tay.
Bệnh nhân bị hôn mê gan có triệu chứng hay quên, trí nhớ giảm sút
Khi bệnh ở mức độ nặng, có thể kèm theo một vài biểu hiện như:
-
Cảm thấy buồn ngủ, ngủ lịm.
-
Run tay.
-
Co giật.
-
Lo lắng, hoang mang.
-
Tính cách thay đổi nghiêm trọng.
-
Phát âm khó khăn.
-
Mất khả năng làm các công việc về trí óc.
-
Hôn mê.
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hôn mê gan?
Cùng với việc nắm được các triệu chứng của bệnh hôn mê gan đã được kể đến, để có thể phần nào đó phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hôn mê gan, bạn nên thực hiện các biện pháp cần thiết để giúp gan được bảo vệ trước rủi ro gặp phải các bệnh lý và nhiễm trùng gây ra tổn thương. Một vài phương pháp sau đây là gợi ý để bạn tham khảo:
- Hạn chế việc lạm dụng rượu bia. Nếu uống thì nên uống có chừng mực, tiêu thụ với một liều lượng vừa phải và hợp lý. Đồng thời, cũng không sử dụng các chất kích thích khác.
Hạn chế sử dụng rượu, nếu có thì nên chỉ dùng với một liều lượng hợp lý
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng, nhất sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.
- Có một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn uống đúng giờ.
-
Không ăn quá nhiều chất protein, chỉ dùng với một lượng vừa đủ.
-
Hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
-
Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả,... trong thực đơn hằng ngày.
- Duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh; hạn chế tình trạng bị căng thẳng, áp lực; lao động vừa sức, tránh làm việc nặng nhọc, quá độ và đảm bảo đi ngủ đúng giờ giấc.
- Tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn mỗi ngày với các bài tập phù hợp, duy trì việc theo dõi và kiểm soát vấn đề cân nặng ở mức hợp lý.
- Tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C.
- Không sử dụng chung kim tiêm với người khác nhằm tránh bị lây nhiễm các virus viêm gan cũng như những căn bệnh khác.
- Tránh việc có sự tiếp xúc gần với những người mắc bệnh viêm gan virus.
- Đừng quên việc thường xuyên đi thăm khám sức khỏe theo đúng định kỳ. Trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chính xác. Việc được chẩn đoán và sớm tiến hành điều trị sẽ làm giảm đi nguy cơ bệnh diễn biến tăng nặng.
Nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ
Mong rằng bài viết trên đây đã trang bị thêm cho bạn đọc các thông tin hữu ích về bệnh hôn mê gan để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp phải bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, kê đơn từ phía bác sĩ. Thay vào đó, việc cần thiết nên làm là đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, thực hiện điều trị sớm trong trường hợp đã mắc phải bệnh.
Hiện nay, chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ y tế uy tín trong khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến gan hay các cơ quan tiêu hóa khác của cơ thể.
Chuyên khoa quy tụ đội ngũ các y bác sĩ với chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, nhiều loại máy chẩn đoán hình ảnh tân tiến như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy X-quang, máy siêu âm,... qua đó giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, phục vụ tốt cho việc điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu vẫn còn các thắc mắc và băn khoăn cần được "gỡ rối", mời quý khách liên hệ đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 để các tổng đài viên của MEDLATEC nhanh chóng hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!