Tin tức
Hướng dẫn bạn cách phân biệt cholesterol xấu và tốt
- 13/09/2021 | Điểm danh các nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao
- 25/10/2021 | Khi nào cần bổ sung cholesterol và nên bổ sung bằng cách nào?
- 24/05/2021 | Chỉ số HDL cholesterol quá thấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- 05/02/2021 | Hỏi đáp: LDL Cholesterol là gì trong xét nghiệm mỡ máu
- 01/06/2021 | Tình trạng cholesterol máu cao thường xuất phát do đâu?
1. Hướng dẫn phân biệt cholesterol xấu và tốt
Dưới đây là những thông tin giúp bạn có thể phân biệt cholesterol xấu và tốt một cách nhanh nhất và đơn giản nhất:
1.1. LDL - Cholesterol xấu
LDL được đánh giá là cholesterol xấu. Khi lượng LDL quá nhiều trong máu, chúng có thể kết hợp với những chất khác tạo nên những mảng bám trên thành động mạch. Những mảng bám xơ vữa càng nhiều khiến cho thành động mạch ngày càng bị hẹp lại gây cản trở quá trình lưu thông máu. Khi những mảng xơ vữa này bong ra và theo dòng máu tới những vùng động mạch nhỏ hơn sẽ gây bít tắc động mạch, gọi là nhồi máu. Nhồi máu ở bất kỳ vị trí nào cũng đều gây thiếu máu vùng sau đó, có thể gây hoại tử tổ chức. Các vị trí nhồi máu nguy hiểm nhất đó là nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhồi máu động mạch phổi,… nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
LDL quá nhiều trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Lượng LDL trong máu càng thấp sẽ càng hạn chế được nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa và tránh được những vấn đề về sức khỏe tim mạch. Để biết được chính xác lượng LDL trong cơ thể, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên thời điểm cũng như số lần thực hiện xét nghiệm ở mỗi người là khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, tiền sử bệnh gia đình, yếu tố nguy cơ của bệnh nhân để có những chỉ định cụ thể. Cụ thể là:
+ Những đối tượng dưới 19 tuổi: Nên thực hiện xét nghiệm định lượng LDL trong độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi. Sau đó xét nghiệm lại mỗi 5 năm một lần. Tuy nhiên, nếu trong gia đình trẻ có người thân bị cao mỡ máu, từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thì trẻ nên được xét nghiệm sớm hơn, có thể xét nghiệm từ năm 2 tuổi.
+ Những đối tượng trên trên 20 tuổi: Những trường hợp này nên xét nghiệm chỉ số LDL 5 năm/lần.
+ Nam giới ở độ tuổi 45 đến 56 và nữ giới ở độ tuổi 55 đến 65 thì nên xét nghiệm mỡ máu 1 đến 2 năm/lần.
Các yếu tố làm tăng lượng LDL trong máu:
+ Ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol
+ Tình trạng thừa cân béo phì gây tăng LDL và đồng thời gây giảm HDL.
+ Vận động ít.
+ Thói quen hút thuốc lá.
+ Tuổi tác cũng khiến cho LDL có xu hướng tăng lên.
+ Giới tính: Nam giới thường có lượng LDL cao hơn nữ giới, tuy nhiên phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh lại có xu hướng tăng LDL.
+ Yếu tố di truyền.
+ Thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc điều trị bệnh thận, thuốc điều trị HIV,… cũng có nguy cơ làm tăng lượng LDL trong máu.
Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng có thể được tính đến. Chẳng hạn như những người châu Phi thường có mức LDL cao hơn người châu Âu.
HDL sẽ giúp cơ thể phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch
1.2. HDL-cholesterol tốt
HDL được đánh giá là loại cholesterol tốt vì nó có nhiệm vụ đưa LDL ra khỏi các động mạch và về gan. Tại gan các LDL sẽ được phân hủy và đẩy ra ngoài cơ thể. Thông thường HDL chỉ có thể loại bỏ khoảng 1/3 lượng LDL.Do đó, lượng HDL càng lớn thì chúng sẽ càng dọn sạch LDL trong lòng động mạch. Theo các chuyên gia HDL sẽ giúp cơ thể phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, nhất là tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
2. Phương pháp giúp giảm lượng LDL và tăng HDL
2.1. Phải làm sao để tăng lượng HDL trong máu?
Như đã nói ở phía trên, HDL là loại cholesterol tốt vợi nhiệm vụ thu dọn LDL giúp hạn chế xơ vữa động mạch và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế bạn nên áp dụng những cách để tăng lượng HDL trong máu giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:
Tập thể dục giúp tăng lượng HDL trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch
-
Tập thể dục:
Tập thể dục là một trong những thói quen sinh hoạt lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Không chỉ giúp tăng lượng HDL trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch, thường xuyên tập thể dục còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Việc tập thể dục hàng ngày cũng giúp trí não hoạt động hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, mang lại nhiều năng lượng tích cực. Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Lưu ý hãy chọn những bài tập phù hợp với mình và nên khởi động trước khi tập.
-
Duy trì cân nặng ổn định, tránh để thừa cân béo phì:
Duy trì cân nặng ổn định không chỉ giúp tăng lượng HDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn phòng ngừa nhiều loại bệnh khác chẳng hạn như bệnh tiểu đường, một số bệnh ung thư,…
-
Bỏ thuốc lá để cải thiện lượng HDL trong máu.
-
Hãy lựa chọn những loại chất béo tốt:
Những loại chất béo tốt sẽ giúp tăng lượng HDL trong máu. Chất béo tốt bao gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt là các loại hạt và các loại cá.
2.2. Phải làm sao để giảm lượng LDL?
Để giảm lượng LDL trong máu, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nên duy trì cân nặng vừa phải, ăn những thực phẩm giàu chất xơ, loại bỏ thuốc lá, kiêng ăn những thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, vận động nhiều hơn,…
Kiểm tra máu để biết chính xác lượng cholesterol trong cơ thể
Một số trường hợp khi đã thay đổi lối sống mà mức LDL vẫn tăng cao có thể phải sử dụng một số loại thuốc để khắc phục. Các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù bạn sử dụng thuốc vẫn nên duy trì một chế độ ăn và sinh hoạt khoa học.
Trên đây là những hướng dẫn giúp bạn phân biệt cholesterol xấu và tốt, đồng thời là phương pháp giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim. Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900565656 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn rõ hơn về vấn đề này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!