Tin tức
Huyết áp trẻ em tính theo độ tuổi đạt bao nhiêu là ổn định - khỏe mạnh?
- 29/12/2022 | Đo huyết áp tay nào mới đúng và cho kết quả chính xác?
- 29/12/2022 | Biến chứng tăng huyết áp xảy ra với người bệnh là gì?
- 06/01/2023 | 6 cách làm giảm huyết áp tại nhà bạn không nên bỏ qua!
1. Chỉ số huyết áp trẻ em đạt tiêu chuẩn bình thường
Chỉ số huyết áp trẻ em đạt tiêu chuẩn bình thường là khác nhau dựa trên giới tính, độ tuổi và chiều cao của các bé. Thông thường, huyết áp trẻ em nam cao hơn và tăng theo độ tuổi và chiều cao.
Trong đó, chỉ số bình thường vẫn cần được xác định thông qua bảng biểu. Theo như khuyến cáo từ bác sĩ, trẻ từ 3 tuổi trở lên thì cha mẹ nên thường xuyên đo huyết áp cho con để phòng trường hợp chỉ số huyết áp bất thường. Dưới đây là bảng chỉ số tiêu chuẩn để cha mẹ tham chiếu:
-
Trẻ sơ sinh (giai đoạn từ 1 đến 12 tháng tuổi): Chỉ số thông thường của trẻ đạt mức 75/50 mmHg, có thể đạt đến chỉ số cao nhất là 100/70 mmHg;
-
Trẻ nhỏ (bắt đầu từ 1 đến 5 tuổi): Chỉ số thông thường của trẻ đạt mức 80/50 mmHg, có thể đạt đến chỉ số cao nhất là 110/80 mmHg;
-
Trẻ em (bắt đầu từ 6 đến 13 tuổi): Chỉ số thông thường của trẻ đạt mức 85/55 mmHg, có thể đạt đến chỉ số cao nhất là 120/80 mmHg;
-
Trẻ em (bắt đầu từ 13 đến 15 tuổi): Chỉ số thông thường của trẻ đạt mức 95/60 mmHg, có thể đạt đến chỉ số cao nhất là 104/70 mmHg;
-
Trẻ em (bắt đầu từ 15 đến 19 tuổi): Chỉ số thông thường của trẻ đạt mức 117/77 mmHg, có thể đạt đến chỉ số cao nhất là 120/81 mmHg.
Lưu ý: Mỗi gia đình nên có máy đo huyết áp cá nhân để trong nhà để chủ động theo dõi về sức khỏe huyết áp của mọi thành viên. Cách đo chuẩn xác là mẹ để con ngồi thư giãn, thật thoải mái trước khi bắt đầu. Tốt hơn hết, mẹ nên đo cả hai tay của con vì có những trẻ bị eo hẹp động mạch chủ nên chỉ số huyết áp ở tay trái thường thấp hơn.
Chỉ số huyết áp là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá sức khỏe của các con
2. Chỉ số huyết áp trẻ em có dấu hiệu bất thường
Chỉ số huyết áp cao hoặc thấp bất thường đều không tốt cho trẻ, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể về việc huyết áp trẻ em có dấu hiệu bất thường:
2.1. Chỉ số huyết áp cao ở trẻ
Nếu trẻ dưới 6 tuổi mà xảy ra tình trạng này thì thường do bệnh lý. Còn với những trẻ lớn, nguyên nhân cao huyết áp khá tương đồng với người lớn, chẳng hạn như là thừa cân, thiếu dinh dưỡng, ít vận động,...
Ngoài ra, đa phần đến từ lý do về bệnh thận cùng một số bệnh khác như dị dạng mạch máu, hormone bị rối loạn, một vài loại thuốc cũng là nguyên do dẫn tới huyết áp trẻ em tăng cao.
Một số biểu hiện chung khi trẻ rơi vào trường hợp này là: chóng mặt, buồn nôn hay nôn, mặt đỏ bừng bừng, cảm giác hồi hộp, mồ hôi vã ra, người mệt mỏi khó chịu, thậm chí là co giật hay nhìn kém,...
Nếu như trẻ không được phát hiện sớm và điều trị đúng lúc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cùng các biến chứng nguy hiểm như là suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, bệnh não. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ trực tiếp thăm khám và kiểm tra nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng dễ bị cao huyết áp.
Thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
2.2. Chỉ số huyết áp thấp ở trẻ
Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp trẻ em là khi chỉ số huyết áp đạt mức thấp hơn bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể không tiếp nhận đủ lượng máu cần thiết. Tình trạng này có thể chữa trị bình thường nếu xác định được nguyên nhân. Một số lý do có thể dẫn tới huyết áp thấp ở trẻ em bao gồm:
-
Cơ thể bị mất nước: Xảy ra khi lượng nước trẻ tiêu thụ và lượng chất lỏng cần thiết cho quá trình hoạt động trao đổi chất của cơ thể mất đi sự cân bằng. Ngoài ra, tình trạng mất nước này cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bị sốt, bị tiêu chảy,... khiến cho lượng chất lỏng trong cơ thể bị giảm đi, và làm giảm thể tích máu, từ đó gây ra hạ huyết áp;
-
Sử dụng thuốc mặc dù bổ sung cho sức khỏe nhưng cũng có thể khiến cho mạch máu co giãn và giảm huyết áp ở trẻ;
-
Suy thượng thận là sự suy yếu trong quá trình sản xuất và giải phóng lượng hormone cần thiết cho các hoạt động của cơ thể;
-
Khi trẻ thay đổi vị trí, tư thế một cách đột ngột, ví dụ trẻ đang ngồi hoặc đang nằm một lúc lâu mà bỗng đứng dậy;
-
Sốc: Tình trạng gây tử vong khi huyết áp giảm mức tối thiểu và không còn duy trì sự sống. Tình trạng này có thể xảy đến khi lượng máu quá thấp, bất thường trong hoạt động của tim hay do sự giãn nở quá mức của mạch máu.
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới huyết áp trẻ em bị hạ
3. Điều trị và phòng bệnh huyết áp trẻ em
Phụ huynh cần có ý thức trong việc phòng ngừa huyết áp cho trẻ, đồng thời theo dõi triệu chứng và cho trẻ khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Sau đây là biện pháp điều trị và phòng bệnh huyết áp trẻ em:
3.1. Điều trị và phòng ngừa đối với tình trạng huyết áp cao ở trẻ
Cha mẹ nên giúp trẻ dễ dàng kiểm soát mức huyết áp từ đó ngăn chặn biến chứng xảy ra.
-
Thay đổi về chế độ dinh dưỡng: Đưa nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ, đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ;
-
Tăng thể lực: Cha mẹ có thể tăng thể lực, sự dẻo dai cho con bằng các bài tập phù hợp, động viên con duy trì thực hiện mỗi ngày hoặc ít nhất là 3 tuần 1 lần.
-
Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ theo tư vấn của bác sĩ.
Mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con
3.2. Điều trị và phòng ngừa đối với tình trạng huyết áp thấp ở trẻ
Điều trị huyết áp thấp ở trẻ cần dựa trên nguyên nhân cùng triệu chứng xuất hiện. Hầu như, các trường hợp huyết áp trẻ em hạ thấp có thể chữa trị tại nhà bằng cách:
-
Hạ huyết áp do thiếu nước: Với tình trạng bệnh nhẹ là mất nước, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn mỗi ngày;
-
Nếu như con bị hạ huyết áp do thuốc, bác sĩ sẽ xem xét về việc có tiếp tục dùng thuốc nữa không, hoặc thay đổi liều lượng, hoặc đổi thuốc khác. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ngừng uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;
-
Hạ huyết áp nặng vì sốc cần được chăm sóc y tế khẩn cấp vì trẻ bị sốc có thể cần máu nhiều hơn hoặc trẻ cần dùng thuốc để cải thiện tim và huyết áp.
Huyết áp trẻ em cao hay thấp vẫn luôn là mối bận tâm hàng đầu đối với cha mẹ. Để biết rõ tình trạng sức khỏe của con ra sao, cha mẹ hãy cho con đi thăm khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!