Tin tức
Làm cách nào để phòng ngừa herpes?
- 01/07/2023 | Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe khi mắc herpes sinh dục
- 01/07/2023 | Cách phát hiện herpes sinh dục như thế nào
- 01/07/2023 | Biến chứng của herpes sinh dục là gì, có nguy hiểm không?
- 01/07/2023 | Những điều nên biết về biểu hiện và điều trị herpes sinh dục
- 19/08/2024 | Bị nhiễm Herpes qua quan hệ tình dục có sao không? Điều trị bằng cách nào?
1. Bệnh herpes và con đường lây truyền
1.1. Bệnh herpes là gì?
Bệnh herpes là bệnh gây nên bởi virus cùng tên. Đây là họ virus có khả năng tự nhân đôi khi đã xâm nhập vào bên trong tế bào; thường gây nên nhiễm trùng ở các bộ phận sinh dục, vùng miệng, mắt, cổ họng, môi,... với đặc trưng là vết loét, nhiễm trùng da.
Virus herpes gồm: Herpes simplex họ Herpesviridae và Herpes simplex HSV hoặc Human herpes HHV. Loại virus này có thể gây nên một số bệnh như:
Mụn rộp sinh dục - một trong các bệnh do virus herpes gây ra
- Mụn rộp sinh dục: do virus Herpes Simplex HSV 1 hoặc 2 gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua màng nhầy. Virus này chủ yếu tìm thấy ở bộ phận sinh dục, miệng, mũi,...
- Herpes bẩm sinh: đây là trường hợp trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HSV sau khi sinh ở những trẻ được được thường. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da toàn thân, khó thở, tổn thương não, co giật, rối loạn hô hấp,...
- Viêm giác mạc: tình trạng này thường là do virus herpes.
1.2. Con đường lây nhiễm bệnh herpes
Muốn phòng ngừa herpes hiệu quả thì trước tiên cần biết được con đường lây nhiễm bệnh lý này. Bệnh herpes chủ yếu lây nhiễm khi xảy ra sự tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bệnh, thường gặp nhất khi quan hệ tình dục dưới mọi hình thức. Có không ít trường hợp dù không có vết loét nhưng virus herpes vẫn có trong dịch tiết của người bị bệnh và nếu tiếp xúc thì vẫn bị lây nhiễm.
Nếu đã từng bị herpes một lần thì virus sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn mà nó ở lại trong cơ thể, thường di chuyển đến tế bào thần kinh gần cột sống rồi ở đó chờ thời cơ để tái hoạt động.
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, virus sẽ từ dây thần kinh di chuyển về nơi đầu tiên mà nó xâm nhập vào cơ thể để gây nên đợt bùng phát mới là các đám mụn nước và vết loét. Trong quá trình tái phát, virus cũng có thể lây truyền cho người khác.
2. Biện pháp phòng ngừa bệnh herpes
Từ con đường lây truyền nêu trên có thể phòng ngừa herpes bằng các cách sau:
2.1. Dùng bao cao su trong mỗi “cuộc yêu”
Mặc dù không có khả năng bao phủ hết vùng tổn thương do virus herpes nhưng việc dùng bao cao su vẫn được xem là giải pháp tối ưu để giảm thiểu nguy cơ bị lây herpes.
Luôn dùng bao cao su khi quan hệ là cách phòng ngừa herpes an toàn
2.2. Hỏi bạn tình về quá khứ tình dục
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có đời sống quan hệ tình dục phức tạp thường có nguy cơ cao với bệnh herpes. Vì thế, để phòng ngừa herpes, hãy chủ động trò chuyện thẳng thắn với bạn tình để biết về quá khứ “phòng the” của họ nhờ đó mà bạn đưa ra được quyết định đúng cho đời sống chăn gối của mình.
2.3. Không quan hệ với nhiều bạn tình
Càng có ít bạn tình thì càng giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm herpes. Vì thế, để chủ động bảo vệ mình trước nguy cơ lây herpes thì tốt nhất hãy tìm kiếm một mối quan hệ bền vững để sau này bạn có thể tiến tới hôn nhân và chỉ nên duy trì quan hệ tình dục với đối tượng mà bạn đã chọn.
2.4. Không quan hệ tình dục với người bị đau rát ở vùng kín
Dù bạn hay bạn tình của bạn đang bị ngứa ngáy và đau rát vùng kín thì đây vẫn là thời điểm không nên quan hệ tình dục vì nó có thể là triệu chứng nhiễm herpes. Để chắc chắn hơn, nếu đang trong hoàn cảnh này, hãy chủ động cùng bạn tình đến cơ sở y tế kiểm tra nhằm xác định chắc chắn rằng bạn hay bạn tình đều không bị nhiễm herpes.
2.5. Không quan hệ bằng miệng với người bị đau họng
Virus herpes có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng đau họng, nổi mụn nước ở miệng. Vì thế, khi có triệu chứng đau họng cũng có thể đang đứng trước nguy cơ nhiễm herpes.
Để phòng ngừa herpes lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng tốt nhất không nên xảy ra hành động “yêu” này.
2.6. Chủ động xét nghiệm Herpes
Chủ động xét nghiệm Herpes là cách giúp phòng ngừa, phát hiện sớm sự lây nhiễm herpes. Ngoài ra, với trường hợp nghi ngờ bạn tình có nguy cơ bị herpes thì càng nên thăm khám cho bạn tình và chính mình để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Khám sức khỏe để xét nghiệm HSV định kỳ giúp dự phòng lây nhiễm herpes
2.7. Không quan hệ tình dục khi say
Khi say thường rất khó suy xét và làm chủ được hành động của bản thân, thường buông thả và có những hành động quan hệ không an toàn mà sau đó có thể khiến bạn cảm thấy hối hận. Vì thế, nếu thường xuyên tham gia các cuộc rượu bia thì hãy chủ động phòng ngừa herpes cho bản thân bằng cách không quan hệ tình dục.
2.8. Thay đổi cách “yêu”
Với trường hợp không muốn quá “nghiêm khắc” với chính mình trong chuyện chăn gối nhưng chưa kết hôn, để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm bệnh herpes, bạn có thể lựa chọn cách “yêu” an toàn hơn là cùng thủ dâm với bạn tình.
Ngoài con đường lây nhiễm qua đời sống quan hệ tình dục, bệnh herpes cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong cuộc đẻ. Vì thế, với những người đang mang thai và bị herpes, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là khám thai định kỳ để theo dõi và được bác sĩ tư vấn cách phòng lây nhiễm cho con.
Hầu hết các trường hợp phát hiện bị herpes đều rất hoang mang, không biết vì sao mình bị nhiễm bệnh. Thậm chí có những trường hợp sẽ nảy sinh tâm lý tức giận, nghi ngờ bạn tình vì không chung thủy nên lây bệnh cho mình; xấu hổ với chính mình và người xung quanh; tự ti, mặc cảm và che giấu bệnh nên khiến cho bạn tình bị lây nhiễm;...
Nếu đã chủ động phòng ngừa herpes mà chẳng may bị mắc bệnh thì bạn hãy bình tĩnh, sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bằng cách này, bạn sẽ xác định được mình đang bị nhiễm herpes type nào và nên điều trị ra sao để sớm chấm dứt các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!