Tin tức

Loạn khuẩn đường ruột: Nguy hiểm thế nào? Làm sao để ngăn ngừa bệnh?

Ngày 05/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Loạn khuẩn đường ruột là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Sự mất cân bằng này sẽ khiến cho bệnh nhân luôn mệt mỏi, không muốn ăn và gặp phải nhiều triệu chứng bất thường khác. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa, mời độc giả tham khảo bài viết sau.

1. Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột

Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột vì bất cứ một nguyên nhân nào được gọi là loạn khuẩn đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó, vi khuẩn có lợi sẽ chiếm đa số với tỷ lệ 85%. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại để cơ thể không bị nhiễm khuẩn, đồng thời đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng và có thể được hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất và đặc biệt là làm mất tác dụng của vi khuẩn có hại để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh đường ruột. 

Loạn khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân

Loạn khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng thường gặp khi bị loạn khuẩn đường ruột: 

- Ăn không ngon. 

- Đau bụng. 

- Đầy hơi sau ăn. 

- Buồn nôn. 

- Tiêu chảy. 

- Giảm cân không rõ nguyên nhân. 

- Suy dinh dưỡng.

2. Loạn khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị, tình trạng loạn khuẩn đường ruột có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: 

- Kém hấp thu chất béo tốt: Khi cơ thể không hấp thu chất béo tốt có thể khiến việc hấp thụ các vitamin kém hơn và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cơ thể. 

Đau bụng, tiêu chảy có thể do loạn khuẩn đường ruột

Đau bụng, tiêu chảy có thể do loạn khuẩn đường ruột

Đặc biệt, loạn khuẩn đường ruột còn có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, ngứa và tê ở bàn tay, bàn chân, thậm chí gây rối loạn tâm thần.

- Thức ăn đi nhanh qua ruột non và tại đây thường có rất ít vi khuẩn. Ở những trường hợp bị loạn khuẩn đường ruột, thức ăn lại dễ bị ứ đọng tại ruột non và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. 

- Loãng xương, yếu xương: Loạn khuẩn đường ruột có thể khiến vi khuẩn hấp thu canxi kém hơn và lâu ngày dẫn đến loãng xương. Hơn nữa, tình trạng hấp thụ canxi kém cũng là nguyên nhân khiến tăng bài tiết canxi qua đường tiểu và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. 

3. Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột

Vấn đề loạn khuẩn đường ruột thường do những nguyên nhân sau: 

- Một số biến chứng phẫu thuật bụng, chẳng hạn như cắt dạ dày để điều trị béo phì, phẫu thuật dạ dày.

- Những vấn đề về cấu trúc quanh ruột non.

- Một số bệnh lý mạn tính như Crohn, bệnh Celiac, viêm ruột do xạ trị, tiểu đường,...

- Do thói quen ăn uống: Những loại thực phẩm hàng ngày chúng ta tiêu thụ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến đường tiêu hóa. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và sạch sẽ có thể giúp cho đường ruột khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Ngược lại, nếu ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có chứa nhiều vi khuẩn thì đường ruột sẽ dễ bị vi khuẩn có hại tấn công và chúng có thể sinh sôi, cuối cùng lấn át vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

- Do áp lực tâm lý: Khi tâm lý qua căng thẳng, không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày và ruột, làm giảm nhu động ruột và khiến thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ lâu hơn. 

- Lạm dụng thuốc. 

4. Chẩn đoán và điều trị loạn khuẩn đường ruột

Tại MEDLATEC, soi phân đánh giá vi khuẩn chí đường ruột là phương pháp thường được thực hiện để chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột.

Đây là một xét nghiệm đơn giản không xâm lấn. Dựa vào xét nghiệm soi phân có thể đánh giá sơ bộ tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng như xác định có nhiễm khuẩn đường ruột hay không. 

Người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc có viêm ruột.

- Hỗ trợ dinh dưỡng: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột, nhất là những bệnh nhân bị sụt cân quá mức. Có thể điều trị tình trạng suy dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng có thể phục hồi hoàn toàn. 

Một số lưu ý có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, giảm đau bụng và tăng cân: 

+ Bổ sung dinh dưỡng bằng những phương pháp như uống bổ sung sắt, vitamin, canxi, tiêm bắp vitamin B12

+ Chế độ ăn không có lactose: Do bị tổn thương ở ruột non nên bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong tiêu hóa đường sữa. Vì thế, người bệnh cần lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm có chứa lactose, hay các chế phẩm lactase giúp tiêu hóa đường sữa.

5. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột bằng cách nào?

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, chính vì thế điều trị bệnh sớm và phòng bệnh hiệu quả là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng này: 

- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học và hợp lý: Chẳng hạn như ăn những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế ăn chất béo hay các đồ chua cay, uống đủ nước mỗi ngày. 

- Khi lựa chọn thực phẩm, bạn nên kiểm tra kỹ xem nguồn gốc của thực phẩm, hạn sử dụng, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

- Không nên dùng bia rượu, thuốc lá, ma túy,...

- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số men vi sinh hoặc men tiêu hoá để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Bạn nên đi khám nếu hệ tiêu hóa có vấn đề bất thường

Bạn nên đi khám nếu hệ tiêu hóa có vấn đề bất thường

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của loạn khuẩn đường ruột và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Để được tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.