Tin tức

Mẹ cần lưu ý gì khi xét nghiệm phân cho bé?

Ngày 03/04/2020
CN Nguyễn Thị Huế - Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC
Xét nghiệm phân là một xét nghiệm phổ biến và thường được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy khi xét nghiệm mẫu phân cho bé, mẹ có cần lưu ý những gì ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

1. Xét nghiệm phân là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm phân là những xét nghiệm được thực hiện trên mẫu phân nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bao gồm các tình trạng nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, đường ruột kém dẫn đến rối loạn hấp thu và các bệnh ung thư khác.

Hình 1: Trẻ bị tiêu chảy cần thiết thực hiện xét nghiệm phân ngay lập tức

Bất cứ ai có vấn đề về đường tiêu hóa đều có thể thực hiện xét nghiệm phân. Trong đó một số trường hợp đặc biệt cần chú ý như sau:

- ký sinh trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập hệ tiêu hóa và gây ra các tình trạng nhiễm trùng.

- Bị rối loạn đường ruột dẫn đến hấp thu các chất dinh dưỡng kém, suy dinh dưỡng.

- Bé bị đau bụng thường xuyên, nôn nhiều, đi ngoài thấy phân bất thường như nhầy lẫn máu, phân đen.

- Bị tiêu chảy kéo dài, đi ngoài nhiều lần và nhiều nước. Thể trạng mệt mỏi, chán ăn.

2. Thông qua xét nghiệm phân biết được những gì?

Trên mẫu phân ban đầu chúng ta có thể đánh giá sơ bộ tình trạng phân như màu sắc, phân rắn hay lỏng, có nhầy hay không và có mùi bất thường gì khác lạ hay không. Sự đánh giá tình trạng phân ban đầu cũng sẽ giúp bác sĩ định hướng về kết quả thu được.

Sau đó, phân sẽ được tiến hành phân tích theo yêu cầu của bác sĩ. Các kỹ thuật xét nghiệm trên mẫu phân phổ biến hiện nay như soi tươi với NaCl và lugol, nhuộm soi gram, kỹ thuật tìm trứng giun tập trung, nuôi cấy phân,...

Hình 3: Xét nghiệm soi phân dưới kính hiển vi

Mỗi kỹ thuật đều có những ý nghĩa phát hiện riêng và tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện. Một xét nghiệm mẫu phân thông thường sẽ cho ra những kết quả sau:

- Nồng độ pH: Nếu pH thấp có thể do sự hấp thụ carbohydrate kém, pH cao có thể nghĩ việc sử dụng kháng sinh, viêm đại tràng,...

- Nấm: nhằm phát hiện nguyên nhân nhiễm trùng có phải do nấm hay không.

- Cặn dư: phát hiện tinh bột hoặc cellulose.

- Đánh giá tỷ lệ vi khuẩn chí đường ruột, từ đó xác định tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

- Hồng cầu, bạch cầu trong phân: đánh giá tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và đi ngoài ra máu, chẩn đoán các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa.

- Phát hiện các loại ấu trùng và giun, sán trưởng thành trong phân.

- Nuôi cấy phân nhằm tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ giúp bác sĩ có định hướng điều trị phù hợp.

Một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm mẫu phân mà bạn cần lưu ý như:

- Sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng, sắt, vitamin C,... có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Cách lấy mẫu phân không đúng, bị dính nước, giấy vệ sinh hay lẫn máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Mẫu phân sau khi lấy để quá lâu không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Các kết quả thu được từ xét nghiệm mẫu phân sẽ giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán các tình trạng sau:

- Chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa, gan, mật, một số enzyme trong phân có liên quan đến tuyến tụy.

- Tìm ra nguyên nhân gây ra các tình trạng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, toàn thân mệt mỏi, chán ăn,...

- Tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm.

- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ung thư đại tràng.

- Kiểm tra khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, từ đó đưa phương án điều trị thích hợp.

3. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm phân

Đối với xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm phân, thời gian lấy mẫu, vị trí phân, cách lấy mẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Do đó, với tùy mục đích xét nghiệm chúng ta cần có những lưu ý đặc biệt như:

- Sau khi lấy phân cần gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ở xa thì có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh trong vòng từ 4 - 6 tiếng.

- Khi lấy phân nên lấy những chỗ phân bất thường như nhầy lẫn máu, phân nhão, phân đen, có bọt.

- Chú ý nên để trẻ đi vệ sinh vào bô sạch, tránh phân bị dính nước, giấy vệ sinh,... không lấy phân trong bỉm hay túi bóng. Phân sau khi lấy cần được để vào lọ sạch chuyên dụng có nắp đậy chặt.

Hình 3: Phân phải được lấy vào lọ sạch chuyên dụng có nắp đậy

- Nếu nghi ngờ bé nhiễm giun kim có thể dùng que tăm bông ngoáy vào trong hậu môn và sau đó phết lên lam kính. Nên lấy phân vào thời điểm sáng sớm sẽ tăng khả năng phát hiện được giun kim.

- Trong trường hợp thực hiện xét nghiệm cấy phân nên đặc biệt chú ý đến vấn đề dùng thuốc. Phải dừng tất cả các loại thuốc kháng sinh, tiêu hóa,.. trước khi xét nghiệm ít nhất 48h và thông báo tới bác sĩ. Trước khi lấy phân phải vệ sinh sạch vùng hậu môn, que lấy phân và các dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn.

4. Nếu muốn thực hiện xét nghiệm phân, ở đâu là tốt?

Đối với người lớn, việc lấy mẫu phân để xét nghiệm khá đơn giản. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, không phải bất kỳ thời điểm nào hay nơi nào cũng có thể lấy được phân. Các mẹ thường khá vất vả và phải canh chừng thời điểm để lấy phân khi trẻ đi vệ sinh, sau đó gửi đến viện xa xôi rất mất công và còn ảnh hưởng đến kết quả nếu không biết bảo quản đúng cách. Nhưng giờ đây hãy yên tâm, MEDLATEC sẽ giải quyết nỗi lo này giúp bạn.

Với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện ích và nhanh chóng, mọi trở ngại xa xôi, thời tiết xấu đều đã không thành vấn đề. Bất cứ khi nào bé có dấu hiệu bất thường và muốn thực hiện xét nghiệm phân, các mẹ đều có thể đặt lịch thông qua tổng đài miễn phí 1900 565656 hoặc website: medlatec.vn. Khi đó nhân viên y tế của chúng tôi sẽ đến nhà tư vấn, hướng dẫn cách lấy phân đúng quy định và bảo quản vận chuyển phân về phòng xét nghiệm cho bạn.

Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về quy trình thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC. Đội ngũ các y bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm đã từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước sẽ tư vấn cho bạn sau khi có kết quả. Nếu kết quả bất thường, các chuyên gia cũng sẽ chủ động đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi. MEDLATEC - Dịch vụ tốt, Công nghệ cao luôn sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình.

Từ khoá: xét nghiệm phân

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.