Tin tức
Một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ và kinh nghiệm phòng ngừa
- 10/11/2021 | Bác sĩ chỉ cách phân biệt loạn thị với cận thị
- 28/04/2022 | Giải đáp băn khoăn: loạn thị có tăng độ không, có chữa được không?
- 04/12/2021 | Những lưu ý không nên bỏ qua khi mổ mắt cận thị
- 04/01/2021 | Cẩm nang những thông tin cần biết về bệnh loạn thị
1. Tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ là vấn đề đã quá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ - đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, thị lực dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Nếu gặp tật liên quan tới mắt, ánh sáng không được hội tụ tại võng mạc mà tại các điểm khác. Đây là nguyên nhân khiến thị lực của trẻ suy giảm nghiêm trọng, bé nhận được hình ảnh khá mờ, méo,…
Tật khúc xạ là vấn đề thường gặp
Trước khi tìm hiểu một số tật khúc xạ ở trẻ, chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là gì? Đây là thông tin quan trọng giúp các bậc phụ huynh chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt của trẻ khỏi nguy cơ bị tổn thương, suy giảm thị lực.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tật ở mắt đó là trẻ nhìn vào màn hình ánh sáng xanh quá lâu hoặc ngồi hoặc không đúng tư thế. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử khiến mắt của bé phải điều tiết liên tục, về lâu về dài, thị giảm chịu ảnh hưởng nặng nề và dẫn tới một số tật khúc xạ. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên điều chỉnh tư thế ngồi học cho con, đảm bảo khoảng cách từ mắt đến trang vở cũng như điều kiện ánh sáng trong phòng học. Bên cạnh đó, chúng ta nên để bé sử dụng các thiết bị điện tử điều độ để tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng suy giảm thị lực. Cụ thể, chế độ ăn uống của bé không cung cấp đầy đủ Omega - 3 hoặc vitamin A để cải thiện sức khỏe đôi mắt. Tốt nhất, cha mẹ nên chú trọng nhiều tới thực đơn ăn uống hàng ngày của con, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bé sở hữu đôi mắt khỏe mạnh.
2. Một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ
Trên thực tế, trẻ nhỏ là đối tượng thường bị tật khúc xạ, bởi vì thị lực chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Nếu không được quan tâm chăm sóc cẩn thận, thị lực của bé sẽ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe đôi mắt, khó có thể điều trị trở lại trạng thái như ban đầu.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc tật khúc xạ rất cao
2.1. Cận thị
Một trong những tật khúc xạ ở trẻ mà mọi người thường gặp đó là cận thị, lúc này bé nhìn hình ảnh mờ hơn, phải nheo mắt hoặc đứng sát thì mới nhìn rõ. Đa phần trẻ bị cận thị trong giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu đi học và thường xuyên ngồi học không đúng tư thế. Đồng thời, trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều ở cự ly gần dẫn tới tật khúc xạ kể trên.
Khi bị cận thị, nếu không đeo kính để hỗ trợ mắt điều tiết, bé không thể nhìn rõ đồ vật xung quanh. Đây là nguyên nhân khiến kết quả học tập suy giảm nghiêm trọng, đồng thời gây nguy hiểm cho bé và những người xung quanh khi tham gia giao thông hoặc trong sinh hoạt hàng ngày,…
Ngồi học không đúng tư thế là nguyên nhân gây cận thị
2.2. Viễn thị
Nhắc tới các tật khúc xạ, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng viễn thị khiến khả năng nhìn gần của trẻ giảm rõ rệt. Nhìn chung, tật viễn thị ở trẻ không nhất thiết phải đeo kính, mắt của bé có khả năng tự điều tiết. Tuy nhiên, khi mắc chứng viễn thị, trẻ thường đối mặt với một số triệu chứng khác, ví dụ như đau nhức đầu, khó chịu mỗi khi nhìn xung quanh.
Trong trường hợp viễn thị nặng, trẻ cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu xảy ra, ví dụ như: lác mắt,…
Bên cạnh đó, một số trẻ còn phải đối mặt với tình trạng lệch khúc xạ hoặc loạn thị,… Cách giải quyết tốt nhất đó là đeo kính phù hợp để hỗ trợ mắt điều tiết. Từ 18 tuổi trở lên, người bị tật về mắt có thể điều trị bằng laser hoặc các phương pháp hiện đại khác để giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, tật khúc xạ rất dễ tái phát nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt đúng cách, vì vậy các bạn cần phải thận trọng.
3. Kinh nghiệm phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh tỏ ra khá lo lắng khi tỷ lệ trẻ mắc tật về mắt có xu hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé. Vậy cần làm gì để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ?
Trẻ cần được bổ sung vitamin E để đôi mắt sáng khỏe
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính khiến trẻ mắc tật khúc xạ đó là do tư thế ngồi học chưa đảm bảo. Ngay từ khi bé mới đi học, chúng ta nên hướng dẫn con ngồi với tư thế chuẩn nhất, trong đó đảm bảo khoảng cách từ mắt tới trang vở ít nhất 30cm. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể uốn nắn để bé ngồi thẳng lưng, tránh tình trạng gù hoặc ngồi rướn gây cảm giác khó chịu…
Đặc biệt, chúng ta cần đảm bảo không gian học tập của bé được cung cấp đầy đủ ánh sáng, không để con ngồi ngược sáng, điều này ảnh hưởng không tốt tới thị lực của bé.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên kiểm soát thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, ví dụ như tivi, điện thoại hoặc máy tính. Bởi vì ánh sáng xanh từ các thiết bị nêu trên là nguyên nhân khiến thị lực suy giảm đáng kể. Khi sử dụng thiết bị điện tử, bé cần để xa tầm mắt để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Sau mỗi 30 phút, bé nên dành thời gian để mắt nghỉ ngơi
Đôi mắt cũng giống như cơ thể chúng ta, bộ phận này cần được nghỉ ngơi sau khi vận động quá nhiều. Cứ mỗi 30 phút, bé nên dành thời gian nghỉ ngơi để mắt được thư giãn, tránh tình trạng hoạt động quá nhiều, ảnh hưởng xấu tới thị lực.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nắm được một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ và có kế hoạch chăm sóc bé thật tốt, hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ ở trẻ. Như vậy, sinh hoạt hàng ngày của bé sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn rất nhiều. Các bậc phụ huynh có thể đưa bé đến khám chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra và điều trị sớm nếu có vấn đề bất thường. Ngoài ra, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!