Tin tức
Mụn thâm tụ máu là do đâu và loại bỏ bằng cách nào?
- 07/04/2023 | Top 3 thuốc trị mụn thâm được tin dùng nhiều nhất hiện nay
- 01/12/2023 | 5 cách trị mụn thâm cho da dầu cực hiệu nghiệm chỉ với nguyên liệu đơn giản
- 03/12/2020 | Điều trị thâm mụn như thế nào hiệu quả, không để lại sẹo
- 06/12/2021 | Bí kíp trị thâm mụn đúng cách và hiệu quả
1. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mụn thâm tụ máu
Mụn thâm tụ máu là kết quả của những nốt viêm mụn trứng cá, do nhiều yếu tố tác động mà dẫn đến viêm nhiễm và khiến bên trong nốt mụn bị tụ máu. Tuy rằng có vẻ ngoài trông như nốt thâm nhưng nằm sâu trong nốt mụn là nhân mủ chưa được loại bỏ và không lộ diện ra bên ngoài.
Tuy mụn thâm tụ máu không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ. Nếu không có biện pháp điều trị, mủ trong nhân mụn có thể ăn sâu vào các tổ chức của da, dần dần khiến da bị tổn thương nặng và khó điều trị hơn. Kể cả sau đó người bệnh đã được điều trị thì cũng để lại vết sẹo trên da rất xấu xí.
Mụn thâm tụ máu là tình trạng mụn trứng cá bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ
Nguyên nhân của sự hình thành mụn thâm tụ máu có thể là do:
● Nặn mụn sai cách: khi nốt mụn hình thành có rất nhiều người đã tự nặn mụn ở nhà. Nếu nặn mụn sai cách có thể khiến mủ viêm bị sót lại bên trong nốt mụn, dùng lực quá mạnh còn khiến mạch máu nhỏ bị vỡ và khiến trên da lưu lại vết thâm hoặc không vệ sinh tay sạch sẽ có thể làm nốt mụn bị nhiễm trùng.
● Rối loạn nội tiết tố: dầu thừa trên da mặt là kết quả của sự gia tăng nồng độ hormone Androgen. Điều này sẽ kích thích sự hình thành các nốt mụn trứng cá và gây tổn thương trên da.
● Nhiễm trùng vết mụn: không ít người có thói quen sờ lên mặt và tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay truyền vào những mốt mụn, tạo nên mụn bọc, mụn mủ và khiến các nốt mụn này trở nên viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
● Vệ sinh da không đúng cách: khi da không được làm sạch kỹ lưỡng và thường xuyên sẽ khiến các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ
● Chế độ ăn uống không khoa học: nếu bạn thường xuyên ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hay thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố khiến mụn xuất hiện nhiều bị viêm nặng hơn.
● Do dùng mỹ phẩm: độ che phủ của mỹ phẩm có thể làm bít tắc lỗ chân lông, đồng thời thành phần hóa chất của mỹ phẩm còn dễ khiến da bị kích ứng. Nhất là đối với những người thường xuyên phải trang điểm nhưng vệ sinh da không kỹ lưỡng.
● Các nguyên nhân khác: bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, mất ngủ lâu ngày, thường xuyên căng thẳng,...
2. Điều trị mụn thâm tụ máu bằng phương pháp nào?
Tình trạng mụn thâm tụ máu cần phải được xử trí đúng cách cũng như chăm sóc phù hợp nhằm tránh nguy cơ hình thành sẹo sau mụn. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên để điều trị tại nhà, bên cạnh đó là dùng thuốc hay biện pháp ứng dụng công nghệ cao để điều trị mụn.
2.1. Phương pháp tự nhiên giúp giảm mụn thâm tại nhà
Nếu bạn chỉ bị mụn thâm tụ máu ở mức độ nhẹ, số lượng mụn xuất hiện không nhiều thì có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để cải thiện tình trạng này:
● Chườm đá: có tác dụng làm mát và dịu da, kích thích lưu thông máu, chống viêm, giảm đau, se khít lỗ chân lông và làm mờ hiệu quả các vết thâm do mụn. Lúc này, bạn chỉ cần rửa mặt sạch sẽ, cho vào túi chườm một chút đá lạnh và chườm lên da trong 10 - 15 phút.
● Dùng nha đam: lá nha đam hay lô hội có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm thâm và điều trị mụn rất tốt. Bạn hãy lấy một nhánh nhỏ nha đam, rửa và gọt sạch vỏ, sau đó lấy một ít gel từ lá và bôi lên vết mụn. Để nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại mặt với nước sạch.
● Sử dụng giấm táo: ít ai biết rằng lượng axit tự nhiên có trong giấm táo sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng viêm nhiễm, giảm đau và khắc phục hiện tượng máu bầm tích tụ dưới da. Bạn hãy pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1, sau đó thoa giấm táo đã pha loãng lên nốt mụn bị thâm. 20 phút sau hãy rửa mặt lại với nước.
Nặn mụn sai cách có thể khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn
2.2. Dùng thuốc Tây để trị mụn thâm tụ máu
Thuốc Tây y bao gồm thuốc dạng bôi và thuốc đường uống sẽ phát huy hiệu quả trong việc điều trị những trường hợp bị mụn thâm tụ máu. Cụ thể như sau:
Thuốc dạng bôi trị mụn thâm tụ máu:
Khi thoa thuốc lên da, chất kem của thuốc sẽ trực tiếp thẩm thấu vào biểu bì và dần dần đánh tan vết thâm nhờ một số thành phần phổ biến sau:
● Retinoids: là dược chất có nguồn gốc từ vitamin A, công dụng hạn chế dầu thừa, giúp làm thông thoáng và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, từ đó hạn chế nguy cơ hình thành mụn.
● Axit salicylic: một trong những hoạt chất với khả năng tẩy da chết hóa học,
● Benzoyl Peroxide: giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn - nguyên nhân chính gây mụn.
Thuốc đường uống trị mụn thâm tụ máu:
Nếu mụn trứng cá có xu hướng trở nên viêm nặng, thuốc dạng bôi không hiệu quả thì có thể dùng thuốc trị mụn đường uống như:
● Spironolactone: tác dụng chính của loại thuốc này là diệt khuẩn, tiêu viêm, hạn chế dầu thừa nhưng khi sử dụng cần hết sức lưu ý vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
● Thuốc tránh thai: thường được bác sĩ kê đơn đối với những trường hợp bị mụn là do vấn đề nội tiết. Thuốc sẽ giúp hormone trong cơ thể được duy trì ở mức cân bằng và nhờ đó cải thiện các tình trạng mụn trên da.
● Thuốc kháng sinh: dùng cho bệnh nhân bị mụn là do vi khuẩn.
● Isotretinoin: đây là một trong những thuốc mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ.
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y cả dạng uống và dạng bôi đều có tác dụng giúp điều trị mụn nhưng cần phải dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý bôi hay uống các thuốc trên khi chưa đi khám.
2.3. Điều trị mụn thâm tụ máy bằng công nghệ
Nếu đã dùng thuốc nhưng nốt mụn vẫn có nguy cơ lan rộng hay có biến chứng nghiêm trọng hơn thì bạn nên tái khám để bác sĩ có chỉ định hợp lý. Ngoài các loại thuốc bôi hay thuốc uống, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị khác như:
● Điều trị bằng laser: những nốt mụn sẽ được điều trị bởi tia laser, giúp loại bỏ các vi khuẩn và giúp se lại vết thương đang có khuynh hướng lan rộng.
● Rạch mủ, sau đó tháo dịch: một loại thuốc đặc hiệu sẽ được tiêm vào nốt mụn nhằm loại bỏ phần máu tụ và nhân mụn viêm nhiễm. Thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa rủi ro nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình phục hồi da và giảm đau.
● Microdermabrasion: có tác dụng làm mỏng và loại bỏ lớp da ngoài cùng của nốt mụn, hạn chế tình trạng sưng viêm và điều trị hiệu quả các vết mụn thâm tụ máu.
Hãy tới các Spa, bệnh viện hay trung tâm thẩm mỹ uy tín để điều trị mụn
Nếu trên da bạn đang xuất hiện các nốt mụn thâm tụ máu thì đừng cố nặn để lấy nhân mụn ra, thay vào đó bạn nên thực hiện thao tác vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, đồng thời vận dụng một số phương pháp điều trị từ nguyên liệu thiên nhiên tại nhà. Trong trường hợp nốt mụn xuất hiện quá nhiều và có nguy cơ tiến triển nặng hơn thì bạn nên đi khám để có phương án khắc phục an toàn, kịp thời, tránh gây ra biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe làn da cũng như tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Hãy liên hệ ngay với tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900565656 nếu bạn đang cần được tư vấn về các dịch vụ thăm khám tại Chuyên khoa Da liễu của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!