Tin tức

Nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 để phòng tránh nguy cơ?

Ngày 21/08/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Cho đến hiện tại, thế giới vẫn đang nỗ lực để kiểm soát và đưa ra các phương hướng điều trị. Vậy mỗi người nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19?

1. Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế

Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện những vaccine phòng bệnh đầu tiên đến từ các hãng dược hàng đầu như Pfizer (Mỹ), BioNTech (Đức),… Tuy nhiên tỷ lệ phổ biến của nó lên toàn cầu vẫn chưa cao. Cùng với các biến chủng mới có độ nguy hiểm cao hơn đang có dấu hiệu bùng phát mạnh, khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Việt Nam của chúng ta cũng đang đối mặt với loại virus này này với số ca nhiễm mới không ngừng tăng lên từng ngày. 

Vì vậy, việc tự trang bị kiến thức để phòng ngừa, xử lý khi mắc bệnh và nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 là hết sức cần thiết trong giai đoạn căng thẳng như hiện nay. 

Virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây nhiễm cao

Virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây nhiễm cao

2. Dấu hiệu nhiễm bệnh và những lưu ý

Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính có thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình 5 - 7 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sức đề kháng của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh cũng tương tự như các bệnh liên quan đến hô hấp khác, có thể khiến người bệnh chủ quan và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cho nên, bạn hãy ghi nhớ một số dấu hiệu sau đây:

  • Dấu hiệu khởi phát: bệnh nhân có các dấu hiệu của sốt nhẹ hoặc không, mệt mỏi, đau họng, ho khan, đau mỏi cơ nhưng vẫn có sinh hoạt như bình thường. Một số trường hợp có dấu hiệu khác như đau đầu, nôn ói, đi ngoài phân lỏng, nghẹt mũi, tiêu chảy. Tuy nhiên, cũng có người mang kết quả nhiễm virus nhưng cơ thể không có biểu hiện gì

  • Khoảng 80% bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm và tự hồi phục sau khoảng 7 ngày. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí cần được điều trị tại khoa hồi sức và có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt với người cao tuổi và người đã mắc bệnh lý nền từ trước.

  • Trẻ em trong tình trạng nhẹ chỉ ghi nhận một số biểu hiện như viêm phổi nhẹ, sốt hoặc ho. Tuy nhiên, với trường hợp nghiêm trọng trẻ có thể sốt cao, nổi ban xung huyết, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng tuần hoàn dẫn đến tổn thương tim, rối loạn đông máu,…

Các triệu chứng xuất hiện ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau

Các triệu chứng xuất hiện ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau

3. Nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19?

Khi nhận được thông tin bản thân là một trong những người có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh. Đừng quá hoang mang lo sợ mà nên thực hiện một số biện pháp như sau:

Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền

Câu trả lời đầu tiên của vấn đề nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 chính là liên lạc ngay với đường dây nóng của cơ quan chức năng hoặc cơ sở y tế ở địa phương để được làm xét nghiệm kiểm tra có nhiễm virus hay không. Nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng xác định số lượng và khoanh vùng ổ dịch. Các nhân viên y tế cũng sẽ hướng dẫn bạn những điều cần làm trong thời gian chờ đợi kết quả. Hotline của Bộ Y tế: 1900.9095.

Cách ly tại nhà

Người nghi nhiễm sẽ được lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán có nhiễm virus SARS-CoV-2 không. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi kết quả sau cùng, bạn không được rời khỏi nơi cư trú. Luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với những người xung quanh trong khoảng phạm vi 2m. Đánh dấu không gian riêng hoặc chỉ sống trong phòng riêng, sử dụng nhà vệ sinh riêng nếu có thể. Đảm bảo không gian nơi ở luôn thông khí, tránh không gian kín. Các vật dụng cần được khử khuẩn sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Hãy nhớ luôn mang khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên để bảo vệ chính mình cũng như tránh nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh

Hãy nhớ luôn mang khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên để bảo vệ chính mình cũng như tránh nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh

Chuẩn bị nhu yếu phẩm

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm và vật dụng cá nhân trong thời gian cách ly tại nhà. Đồng thời nó cũng góp giúp bạn yên tâm hơn nếu phải đi cách ly tập trung. Để tránh nguy cơ lây lan cho cộng đồng, việc mua sắm nên thực hiện bằng các dịch vụ vận chuyển hoặc nhờ người mua hộ. Đồng thời, bạn cũng cần phải nhớ giữ khoảng cách an toàn lúc giao nhận hàng hóa.

Theo dõi các dấu hiệu sức khỏe

Hãy luôn cảnh giác với những dấu hiệu bất thường trên cơ thể bạn, nhất là các biểu hiện tại đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, mất khứu giác,… Hãy thông báo cho nhân viên y tế ở địa phương để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị giảm nhẹ. Vì hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị, nên bệnh nhân chỉ có thể tự theo dõi và điều trị triệu chứng.

Chú trọng về dinh dưỡng

Bạn nên tăng cường các loại rau xanh và trái cây, giúp cơ thể bổ sung nhiều lượng vitamin và chất khoáng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước để quá trình thanh lọc và tái tạo diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó giúp cơ thể có đủ khả năng loại các tác nhân gây hại. Hạn chế các thực phẩm nghèo dinh dưỡng, quá nhiều dầu mỡ như xúc xích rán, snack, khoai tây chiên,… và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, shisa, rượu bia,…

Vận động

Bạn nên siêng năng, kiên trì với những bài tập thể dục tại nhà. Vừa giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt, vừa hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, tập luyện còn khả năng cải thiện tinh thần, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tránh được những cảm xúc tiêu cực.

Tăng cường sức đề kháng sẽ góp phần giúp bạn đẩy lùi nguy cơ nhiễm virus

Tăng cường sức đề kháng sẽ góp phần giúp bạn đẩy lùi nguy cơ nhiễm virus

Tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang không biết nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiều Covid-19 là những cảm xúc khó tránh khỏi với nhiều người trong tình hình dịch hiện nay. Để được giải đáp thêm các thắc mắc liên quan cũng như nhận được sự hỗ trợ y tế, hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900.56.56.56

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tải về ứng dụng MedOn và sử dụng tính năng VIDEO CALL cực kỳ hữu ích. Các bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC sẽ tiến hành tư vấn trực tiếp, đặc biệt cho cả các trường hợp F0, F1, F2 chưa có triệu chứng, đang cách ly tại nhà.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.