Tin tức
Nếu bạn sắp tiêm cortisone, tuyệt đối không nên bỏ qua điều này
- 16/04/2021 | Báo động: Trẻ dậy thì muộn do lạm dụng thuốc Corticoid từ chính sự chủ quan của cha mẹ
- 23/04/2020 | Thuốc Corticoid và những lưu ý khi sử dụng
- 17/10/2019 | Lạm dụng corticoid coi chừng rước họa vào thân
1. Mục đích của việc tiêm Cortisone là gì
Cortisone là một loại hormone thuộc dòng corticosteroid giúp làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể cũng như các triệu chứng sưng tấy và phản ứng dị ứng. Thành phần của mũi tiêm gồm có thuốc corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ. Loại thuốc này có khả năng chống viêm mạnh nên làm giảm đáp ứng viêm ở nhiều bệnh gây đau đớn.
Tiêm cortisone để điều trị nhiều bệnh lý, nhất là bệnh về khớp
Thường thì mũi tiêm Cortisone sẽ được tiêm vào các khớp trên cơ thể. Số lần tiêm Cortisone chỉ được hạn chế ở một lượng nhất định để tránh tác dụng phụ của thuốc. Mục đích của việc tiêm Cortisone là để điều trị một số loại bệnh như:
- Viêm xương khớp.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm khớp vảy nến.
- Bệnh rối loạn: hệ miễn dịch, hormone, máu.
- Phản ứng dị ứng.
- Bệnh đường thở.
- Bệnh về mắt.
- Bệnh về da.
- Baker u nang.
- Hội chứng đường hầm cổ tay.
- Viêm bao hoạt dịch.
- Gout.
- Lupus.
- Viêm gân.
2. Những ưu - nhược điểm của phương pháp tiêm Cortisone
2.1. Ưu điểm
Cortisone là một loại thuốc dễ quản lý, ít tác dụng phụ. Mặt khác, nó còn là một chất tự nhiên được sản xuất bởi cơ thể nên hầu hết mọi người đều có khả năng dung nạp tốt.
Với những trường hợp bị viêm thì tiêm Cortisone được xem là một điều trị tuyệt vời bởi dù chỉ với một liều nhỏ thôi nó vẫn có hiệu quả loại bỏ tình trạng viêm ở vị trí cần giải quyết. Ngoài ra, quá trình tiêm Cortisone cũng ít gây ra khó chịu nên rất dễ thực hiện.
2.2. Nhược điểm
Mặc dụ tiêm Cortisone quản lý nồng độ cao của một chất thường chỉ được tìm thấy ở nồng độ nhỏ trong cơ thể nhưng nếu sử dụng thường xuyên thuốc có thể gây tổn thương tới các mô trong cơ thể. Hệ lụy sinh ra từ đó là sụn khớp bị mềm hoặc dây chằng bị suy yếu.
Khi sử dụng Cortisone ở khớp và gân cần thận trọng về liều tiêm, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi, khớp vẫn còn khỏe mạnh nên hạn chế tối đa số lần tiêm vì nó ảnh hưởng nhiều đến khớp. Tốt nhất không nên tiêm Cortisone quá 6 tuần/ lần và và không quá 3 - 4 lần/ năm.
Ngoài ra, một số trường hợp sau tiêm cortisone có thể vỡ gân, nhất là khi tiêm Cortisone xung quanh gân Achilles. Biến chứng lâu dài của mũi tiêm Cortisone phụ thuộc vào liều lượng và tần số tiêm. Những trường hợp tiêm liều cao và thường xuyên có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm ẩn như: bầm tím, mỏng da, tăng cân, mọc nhiều mụn trứng cá, phù mặt, tăng huyết áp, loãng xương, đục thủy tinh thể, mô khớp bị tổn thương,...
Tiêm cortisone quá liều dễ làm loãng xương
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi áp dụng phương pháp này còn là:
- Sụn bị tổn thương.
- Xương gần vùng tiêm có hiện tượng chết.
- Nhiễm trùng khớp.
- Thần kinh bị tổn thương.
- Mặt đỏ tạm thời.
- Tạm thời bùng phát các cơn đau và viêm tại khớp.
3. Những điều xảy ra khi tiêm Cortisone
3.1. Trong khi tiêm
Trước khi tiến hành tiêm Cortisone người bệnh có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu cởi quần áo và thay áo choàng của bệnh viện. Tiếp sau đó người bệnh sẽ được hướng dẫn tạo tư thế dễ dàng cho việc chèn kim. Khi đã xác định được vị trí chèn kim thì vùng này sẽ được sát khuẩn, gây tê và đưa thuốc vào.
Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc soi tia huỳnh quang để dễ dàng theo dõi tiến trình đi của kim vào bên trong cơ thể người bệnh và để giúp cho việc đặt kim được đúng với vị trí đã xác định ban đầu. Thường thì các mũi tiêm Cortisone sẽ gồm thuốc corticosteroid có tác dụng giảm đau, giảm viêm và thuốc gây mê có tác dụng giảm đau lập tức. Khi mũi kim tiếp xúc với vùng tiêm, bệnh nhân sẽ cảm thấy một số áp lực khi đâm kim tiêm vào nhưng do đã được gây mê nên bệnh nhân không thấy đau đớn.
3.2. Sau khi tiêm
Sau khi tiêm Cortisone một số người sẽ thấy tấy đỏ tại vùng vừa tiêm và có cảm giác ấm ngực, mặt. Đối với những người bị tiểu đường, việc tiêm Cortisone có thể làm tăng mức độ đường trong máu nhưng nó chỉ có tính chất tạm thời.
Cortisone chỉ nên tiêm khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Mặt khác, sau khi thực hiện việc điều trị bằng phương pháp này bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tránh tạo áp lực lên vùng bị tiêm, tránh nâng các vật nặng. Người bệnh cũng cần theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng sau tiêm như: vùng da vừa tiêm ngày càng tấy đỏ, tăng cảm giác đau đớn trên 48 giờ.
Về cơ bản, hầu hết các trường hợp tiêm Cortisone thường cảm thấy nóng và đau ở vùng bị tiêm trong khoảng 48 giờ sau tiêm. Sau đó, cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.
3.3. Lưu ý trước khi tiêm
- Những trường hợp đang sử dụng thuốc làm loãng máu, trước khi tiêm Cortisone cần phải dừng dùng thuốc vài ngày để giảm nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu.
- Có một số thực phẩm chức năng có tác dụng làm loãng máu nên trước khi tiêm Cortisone cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ về việc tránh dùng các loại thuốc và chất bổ sung.
- Trao đổi với bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.
Cũng như các phương pháp điều trị Tây y khác, Cortisone sở hữu những ưu - nhược điểm riêng. Việc lạm dụng thuốc sẽ khiến người bệnh rơi vào tình thế phải đối mặt với những tác dụng phụ xấu cho cơ thể khó hoặc không thể khắc phục được. Vì vậy, muốn giảm thiểu rủi ro và phát huy lợi ích mà thuốc mang lại, thiết nghĩ, khi thực hiện phương pháp trị liệu này tốt nhất người bệnh nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Nếu còn băn khoăn hay cần tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề xung quanh thuốc Cortisone, bạn đọc cũng có thể liên hệ tổng đài 1900565656 để các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ thông tin bổ ích, tránh được những việc làm gây hại cho sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!