Tin tức

Nguyên nhân cao huyết áp là gì? Phương pháp điều trị được áp dụng

Ngày 01/01/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Huyết áp cao tuy khá nguy hiểm nhưng nếu được kiểm soát tốt sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Phương pháp điều trị bệnh sẽ được điều chỉnh dựa theo nguyên nhân cao huyết áp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

1. Tìm hiểu về cao huyết áp

Bệnh lý huyết áp thường diễn biến âm thầm trong khoảng thời gian dài và không có biểu hiện nhận diện cụ thể. Nếu tình trạng cao huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như bị suy thận, bị nhồi máu não hay đột quỵ,...

Bệnh lý cao huyết áp thường tiến triển âm thầm nên nhiều người không phát hiện được bệnh

Bệnh lý cao huyết áp thường tiến triển âm thầm nên nhiều người không phát hiện được bệnh

Người bệnh có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, bị đau đầu, mỏi gáy,... thường xuyên. Nhưng vẫn có những người bị cao huyết áp mà không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Hoặc khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện biến chứng như suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bị đột quỵ,... thì bệnh nhân sẽ có các biểu hiện rõ rệt.

Cao huyết áp chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Vậy nên, bác sĩ khuyến cáo, người từ 50 tuổi trở lên nên xây dựng thói quen kiểm tra huyết áp định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình. Khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bất thường như nhìn mờ, bị lừ đừ, có dấu hiệu co giật, bị khó thở,... thì đây có thể là tình trạng bị huyết áp cấp cứu, cần được can thiệp y tế ngay.

2. Nguyên nhân cao huyết áp do đâu?

Tình trạng cao huyết áp xuất hiện vì nhiều nguyên nhân. Việc tìm đúng nguyên nhân cao huyết áp cũng sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

2.1. huyết áp vô căn

Đây cũng là tình trạng huyết áp cao không rõ nguyên nhân mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tăng huyết áp vô căn thường có thiên hướng di truyền gia đình, nhiều thành viên có thể mắc phải dạng bệnh lý này. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được xem là có khả năng làm huyết áp tăng cao hơn như:

Tăng huyết áp vô căn có thể do di truyền

Tăng huyết áp vô căn có thể do di truyền

-         Người bệnh tiểu đường.

-         Người thường xuyên thuốc lá, dùng chất kích thích,...

-         Người ăn đồ ăn nhiều muối và gia vị.

-         Béo phì.

-         Người bị căng thẳng thường xuyên,...

2.2. Tăng huyết áp thứ phát

Đây là những trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp có nguyên nhân trực tiếp gây nên. Do xác định được nguyên nhân nên nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi. Một vài nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ pháp có thể kể đến như:

Nguyên nhân cao huyết áp đến từ nhiều lý do khác nhau

Nguyên nhân cao huyết áp đến từ nhiều lý do khác nhau

       Do các bệnh lý về thận: thận hư, suy thận mạn tính,...

       Các bệnh lý nội tiết: suy giáp, bệnh cường giáp hay bệnh Cushing,...

       Bị bệnh lý ở tuyến thượng thận như cường tuyến thượng thận, u tuyến thượng thận,...

       Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

       Do sử dụng một vài nhóm thuốc điều trị đặc thù với tác dụng phụ làm tăng huyết áp điển hình như: Thuốc giảm đau, nhóm thuốc kháng viêm, các loại thuốc tránh thai, thuốc corticoid,...

       Do bị tim bẩm sinh (vì hẹp eo động mạch chủ). Những trường hợp này thường không đo được chỉ số huyết áp ở chân hoặc đo được với chỉ số khá thấp. Nhưng chỉ số huyết áp đo được ở hai tay lại khá cao. Bệnh nhân bị mắc phải dạng bệnh lý này cần được nong đặt stent lòng của động mạch bị hẹp hoặc tiến hành phẫu thuật.

3. Sự nguy hiểm của huyết áp cao

Như đã đề cập ở phía trên, có nhiều nguyên nhân cao huyết áp và việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các nguyên nhân đó. Trường hợp bệnh lý không được điều trị có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

       Biến chứng về tim: suy tim, nhồi máu cơ tim,...

       Biến chứng ở não: nhồi máu não hoặc bị suy giảm trí nhớ,...

       Biến chứng ở thận: hội chứng thận hư, suy thận,...

       Bị biến đổi mạch máu ở phần đáy mắt do huyết áp tăng, có thể gây nên tình trạng xuất huyết, bị phù nề mạch máu ở võng mạc. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

       Bị động mạch ngoại biên ở hai chân: Nguyên nhân do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc do bị tắc mạch máu nhỏ nằm ở hai chân, gây cảm giác đau nhức khi đi lại. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn là bị loét, bị hoại tử cần phải cắt bỏ chi.

       Rối loạn cương dương,...

4. Các phương pháp điều trị cao huyết áp phổ biến

Sau khi xác định được nguyên nhân cao huyết áp, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:

       Sử dụng thuốc: Bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải sử dụng thuốc liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Người bệnh không nên để huyết áp tăng cao mới dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm. Một số loại thuốc thường được dùng là thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta giao cảm,...

Cao huyết áp cần được theo dõi kỹ và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Cao huyết áp cần được theo dõi kỹ và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

       Thường xuyên theo dõi huyết áp là yêu cầu bắt buộc. Thói quen này giúp người bệnh kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và có hướng xử lý phù hợp.

       Thay đổi lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất. Bệnh nhân cao huyết áp cần tránh ăn mặn, đồ nhiều dầu mỡ, không hút thuốc, không rượu bia,...

       Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng, lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng để tăng cường sức khỏe tim mạch.

       Cần có thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, không nên làm việc quá sức và cần kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng của mình

       Có lịch khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng huyết áp và quá trình hoạt động của mạch máu,... tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cao huyết áp và phương pháp điều trị mà bài viết cung cấp cho bạn đọc. Để kiểm soát tốt tình trạng này, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ