Tin tức
Nguyên nhân gây cơn đau quặn mật - Cách chẩn đoán và điều trị
Từ khóa chính: cơn đau quặn mật
Nguyên nhân gây cơn đau quặn mật - Cách chẩn đoán và điều trị
Đau quặn mật là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về túi mật, sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta cần theo dõi các triệu chứng, đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau quặn mật và từ đó điều trị với phác đồ phù hợp.
1. Tìm hiểu chung về cơn đau quặn mật
Đau quặn mật là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý túi mật, ví dụ như: viêm túi mật, sỏi mật,... hoặc ở bệnh nhân mắc viêm tụy hoặc viêm đường mật hướng thượng. Nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là do sỏi mật. Cơn đau quặn mật là tình trạng khá nghiêm trọng, phát hiện và điều trị sớm để hạn chế biến chứng xấu xảy ra.
Chúng ta không nên coi thường cơn đau quặn mật.
Thông thường, cơn đau quặn mật sẽ bắt đầu từ hạ sườn phải hoặc thượng vị - khu vực giữa rốn với xương ức. Dựa vào đặc điểm này, các bạn có thể phân biệt đau quặn mật với những cơn đau khác, từ đó mô tả chính xác giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây đau.
Bệnh nhân thường cảm thấy đau quặn mật sau khi ăn, cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn vừa ăn các món nhiều dầu mỡ. Một số người phải trải qua cơn đau vào ban đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu cơn đau thường xuyên xuất hiện vào buổi đêm, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược cơ thể do không được ngủ đủ giấc.
2. Nguyên nhân nào gây tình trạng đau quặn mật?
Các cơn đau quặn mật thường có liên quan tới túi mật, có thể do sỏi mật, sỏi bùn đặc hoặc tình trạng viêm kéo dài gây nên. Cụ thể:
- Sỏi mật là một trong những lý do chính khiến bệnh nhân bị đau quặn mật. Viên sỏi có thể hình thành ngay tại túi mật hoặc trong ống dẫn. Sự xuất hiện của chúng khiến ống dẫn mật bị tắc nghẽn một phần, thậm chí là toàn bộ.
- Sỏi bùn đặc xuất hiện kèm tình trạng viêm, nhiễm trùng mô có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn ống mật, thậm chí xảy ra hiện tượng thiếu máu cục bộ.
Sỏi mật là nguyên nhân gây đau quặn mật.
3. Nhận diện cơn đau quặn mật
Thực tế, biểu hiện cơn đau quặn mật không hề giống nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, cảm nhận của người bệnh về cơn đau sẽ khác nhau, có người phải trải qua cơn đau liên tục, có người chỉ đau vùng bụng, có những bạn đối mặt với cơn đau lan ra phía sau…
Tình trạng đau quặn mật thường xuất hiện bất ngờ vùng bụng trên phía bên phải, vùng thượng vị với mức độ đau tăng nhanh. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn và chủ yếu diễn ra vào ban đêm, thậm khi khi ngủ. Tình trạng đau khá dữ dội, âm ỉ và có thể lan ở phía lưng. Ngoài ra, còn có thể có dấu hiệu buồn nôn, nôn, sốt và có cảm giác đo do viêm màng phổi. Nếu bị đau quặn mật, khả năng bạn đang bị tắc nghẽn ống mật không liên tục, cơn đau sẽ kéo dài từ 1 - 5 tiếng đồng hồ.
Bệnh nhân viêm túi mật thường bị gặp phải cơn đau không thay đổi tại bụng trên phía bên phải. Cơn đau có thể lan tới vai phải, lưng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. So với đau quặn mật do sỏi thì cơn đau do viêm túi mật thường diễn ra trong thời gian dài hơn. Kèm theo đó, bệnh nhân còn phải đối mặt với cảm giác đau khi nhấn vào bụng, buồn nôn, có dấu hiệu đầy hơi, đổ nhiều mồ hôi, sốt cao hoặc ớn lạnh…
Bệnh nhân viêm túi mật thường đau bụng trên phía bên phải.
Đối với người mắc viêm tụy, cơn đau quặn mật thường trở nên nghiêm trọng sau mỗi bữa ăn, thậm chí cảm giác đau sẽ lan tỏa ra phía sau. Nguyên nhân là do sỏi mật gây tắc ống tụy, tuyến tụy viêm nhiễm nặng.
Nếu bị viêm đường mật hướng thượng, bên cạnh cảm giác đau quặn mật, chúng ta có thể bị sốt, vàng da và hạ huyết áp. Nếu chỉ số huyết áp giảm mạnh, người bệnh cần được đi cấp cứu kịp thời.
4. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt đau quặn mật như thế nào?
Cơn đau quặn mật kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, chính vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định khi thăm khám như:
- Xét nghiệm chức năng gan, lipase và amylase.
- Xét nghiệm công thức máu đầy đủ.
- Chụp X - quang bụng.
- Siêu âm nhằm mục đích phát hiện sỏi mật.
- Chụp CT để kiểm tra cấu trúc các cơ quan có thay đổi bất thường không.
Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện sỏi mật.
Thực tế, cơn đau quặn mật thường giống với các cơn đau cấp tính khác ở cùng vị trí như vùng thượng vị, hạ sườn phải nên cần có sự phân biệt, cụ thể như:
- Đau do viêm loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau ăn còn đau do loét tá tràng thì khoảng 1 tiếng sau ăn nhưng sẽ dịu ngay khi người bệnh nôn ra.
- Đau do viêm tụy cấp có tính đột ngột khá giống với cơn đau quặn mật. Tuy nhiên, đau do viêm tụy không đau quặn, lan sau lưng và đau ở vùng thượng vị bên trái chứ không phải ở bên phải.
- Đau thắt ngực thì xuất hiện khi người bị gắng sức và thường lan và đau lên vai trái. Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành,... rất dễ gặp tình trạng này.
5. Địa chỉ thăm khám và điều trị đau quặn mật
Để xử lý cơn đau quặn mật, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý về túi mật. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại MEDLATEC được các chuyên gia đầu ngành và khách hàng đánh giá rất cao.
Tại MEDLATEC, rất nhiều máy móc hiện đại được trang bị để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Cụ thể, các máy móc chẩn đoán hình ảnh như: máy siêu âm, nội soi, chụp MRI hoặc chụp X - quang,... đều được nhập khẩu từ Mỹ, Thụy Sĩ và Đức. Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
MEDLATEC có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây cơn đau quặn mật và chủ động theo dõi, đi thăm khám, điều trị kịp thời. Để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và trang bị máy móc hiện đại để thăm khám như MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
BS VÂn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!