Tin tức
Nguyên nhân gây rối loạn ác mộng và cách khắc phục hiệu quả
- 02/08/2022 | Mộng du là gì? Mộng du ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 19/05/2022 | Dấu hiệu bệnh mộng du điển hình và phương pháp điều trị
- 27/05/2021 | Nói mơ khi ngủ: nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
- 19/05/2022 | Bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh mộng du hiệu quả
1. Ác mộng có thể gây ra nhiều cảm xúc khác nhau
Những giấc mơ đáng sợ được gọi chung là ác mộng. Một số cơn ác mộng mà nhiều người gặp phải đó là bị ngã, bị mắc kẹt, bị rượt đuổi,… Khi xảy ra những cơn ác mộng, cảm xúc của người gặp ác mộng cũng rất phong phú: Nó có thể là sự phẫn nộ, sự lo lắng, nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi,… Những cảm xúc này vẫn tồn tại cho đến khi bạn đã hoàn toàn tỉnh giấc.
Những cơn ác mộng có thể gây ra nhiều cảm xúc khác nhau
Phần lớn những cơn ác mộng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và được coi là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, ác mộng có thể là một vấn đề bất thường, một chứng rối loạn mà nhiều người thường gọi là rối loạn ác mộng khi:
- Những cơn ác mộng diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt một thời gian dài.
- Cơn ác mộng khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong một thời gian dài. Thậm chí, họ lo sợ nếu đi ngủ sẽ tiếp tục gặp phải một cơn ác mộng khác.
- Những cơn ác mộng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người bệnh hoặc khả năng ghi nhớ của người bệnh. Hay chính là tình trạng bệnh nhân bị ám ảnh, không thể ngừng suy nghĩ về những hình ảnh mà mình vừa thấy trong giấc mơ.
- Những cơn ác mộng về đêm khiến người bệnh mất ngủ dẫn tới tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, tinh thần luôn mệt mỏi và không đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
- Người bệnh gặp phải một số vấn đề trong những tình huống giao tiếp với mọi người xung quanh, các vấn đề trong hoạt động ở nơi làm việc, trường học,…
- Gây ảnh hưởng đến một số hành vi như cảm giác sợ bóng tối và khó ngủ,…
- Những trường hợp trẻ em bị rối loạn ác mộng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ khá nghiêm trọng khiến cha mẹ lo lắng và chăm sóc nhiều hơn.
2. Một số nguyên nhân gây rối loạn ác mộng
Mặc dù vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới rối loạn ác mộng. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như:
- Do quá lo lắng, căng thẳng về công việc, kết quả học tập hoặc do người bệnh phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc sống như mất người thân, chuyển nơi ở,…thay đổi môi trường sống, môi trường học tập, bạo lực học đường,...
Sợ hãi khi gặp ác mộng
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý chẳng hạn như các trường hợp bị lạm dụng thể chất, bị lạm dụng tình dục hay vừa trải qua tai nạn,… Những cơn ác mộng này diễn ra thường xuyên có thể khiến cho tâm lý của người bệnh ngày càng bất ổn hơn.
- Tình trạng sức khỏe tâm thần: Những người đang mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt và trầm cảm,… sẽ có nguy cơ cao gặp phải những cơn ác mộng.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp ác mộng cho bạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chẹn beta, loại thuốc dùng để cai thuốc lá,… Do đó, nếu có nghi ngờ những cơn ác mộng của bạn là do các loại thuốc gây ra, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có được lời khuyên hợp lý nhất.
- Lạm dụng chất chất kích thích như rượu bia, ma túy,… sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp ác mộng nhiều hơn.
- Ngủ không đủ giấc: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ từ 6đến 8 tiếng. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, chẳng hạn như phải làm việc, chăm con,… khiến bạn không ngủ đủ giấc thì bạn sẽ có nguy cơ gặp ác mộng nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ cũng có thể khiến bạn dễ gặp ác mộng.
- Ăn ngay trước khi đi ngủ: Bữa ăn trước khi đi ngủ có thể khiến cho não bộ của bạn hoạt động tích cực hơn vào ban đêm. Do đó, nếu thường xuyên gặp ác mộng, bạn hãy xem xét lại chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là hãy loại bỏ thói quen ăn đêm, ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Mặc dù chưa có những minh chứng rõ ràng nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp ác mộng nhiều hơn bình thường.
- Đọc sách, xem hình ảnh kinh dị và xem phim kinh dị: Nhiều người cảm thấy thích thú với những cuốn sách hay bộ phim kinh dị. Tuy nhiên, sở thích này đôi khi lại có thể gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn đọc sách và phim kinh dị trước khi đi ngủ thì bạn cũng có nguy cơ gặp ác mộng nhiều hơn bình thường. Do đó, hãy hạn chế thói quen này, đặc biệt cần tránh thực hiện trước giờ đi ngủ.
3. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Như đã nói phía trên, việc thỉnh thoảng gặp ác mộng là một điều hoàn toàn bình thường và bạn không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, hay nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu những cơn ác mộng khiến bạn gặp phải những thay đổi như sau:
Ác mộng gây gián đoạn giấc ngủ
- Làm gián đoạn giấc ngủ.
- Diễn ra thường xuyên.
- Gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như hoạt động của bạn.
- Gây ra cảm giác khó ngủ, sợ đi ngủ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày của bạn.
Lời khuyên dành cho bạn khi thường xuyên gặp ác mộng:
+ Cố gắng duy trì giờ ngủ và chế độ nghỉ ngơi vào ban đêm.
+ Loại bỏ rượu bia và thuốc lá.
+ Thường xuyên vận động thể chất.
+ Hãy thư giãn trước khi đi ngủ, đặc biệt cần tránh xa những thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tivi, máy tính,… trước khi ngủ.
+ Nếu bạn thường xuyên gặp những cơn ác mộng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đi du lịch, thăm người thân, làm nhiều điều tích cực để cải thiện tình trạng trên.
Nên đi khám để được điều trị rối loạn ác mộng kịp thời
Trong trường hợp đã thực hiện những mẹo nhỏ trên mà chất lượng giấc ngủ của bạn vẫn không được cải thiện, bạn vẫn thường xuyên gặp ác mộng thì hãy đến gặp bác sĩ để được tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ đầu ngành và được trang bị đầy đủ các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình thăm khám bệnh như điện não đồ, chụp cộng hưởng từ, lưu huyết não, điện cơ cắm kim, siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ,...
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám bệnh, xin vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!