Tin tức

Những tiêu chuẩn chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu nên biết

Ngày 06/07/2023
Sau tiêm, truyền tĩnh mạch tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm khá hay gặp và có thể sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu sau tiêm, truyền tĩnh mạch xuất hiện tình trạng huyết khối (cục máu đông) thì nên cảnh giác, vì đây có thể là nguyên nhân gây biến chứng khôn lường. Vậy chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu cần dựa vào những tiêu chuẩn nào? Những đối tượng nào cần cảnh giác huyết khối tĩnh mạch?

Sau tiêm 1 ngày, xuất hiện sưng, đau cánh tay đi khám nguyên nhân do huyết khối tĩnh mạch

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC GROUP vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 61 tuổi, ở Hà Nội đến khám do sưng tay phải.

Bệnh nhân cho biết tiền sử: bị K thực quản, đã phẫu thuật mở thông dạ dày, hóa trị liệu lần thứ 3. Khoảng 1 ngày trước thời điểm khám, bệnh nhân có tiêm, truyền tĩnh mạch tại vị trí cẳng tay bên phải, 1 ngày sau thì thấy xuất hiện đau, sưng cánh, cẳng tay bên phải. 

Bệnh nhân đi khám do xuất hiện đau, sưng cánh. Ảnh minh họa.

Khi thăm khám, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định và không thấy dấu hiệu bất thường nào. Khám tim mạch, cánh, cẳng tay bên phải sưng to hơn bên trái, chu vi cánh tay phải lớn hơn trái tại vị trí 10cm trên nếp gấp khuỷu là 3,5 cm, da ấm hơn so với bên trái. Mạch quay rõ.

Trước các dấu hiệu sưng to bất thường ở cánh tay, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu gồm tổng phân tích máu, yếu tố đông chảy máu, men tim, D-Dimer và siêu âm (Siêu âm tim, siêu âm mạch chi trên, ECG). 

Kết quả đáng lưu ý là xét nghiệm D-Dimer tăng: 1816 ng/ml (bình thường <500 ng/ml). Trên hình ảnh siêu âm Doppler mạch tay 2 bên theo dõi huyết khối tĩnh mạch cánh tay và 1/3 trên cẳng tay phải. Vì vậy, bệnh nhân có chẩn đoán xác định huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên bên phải giai đoạn cấp.

Ai dễ bị huyết khối?

Sau tiêm, truyền tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm khá hay gặp và có thể tự khỏi mà không điều trị gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu sau tiêm xuất hiện tình trạng huyết khối (cục máu đông) thì nên cảnh giác, vì đây có thể là nguyên nhân gây biến chứng khôn lường. 

Chia sẻ về lý do nam bệnh nhân này mắc huyết khối tĩnh mạch chi trên, TS.BS Trần Hồng Hà - Chuyên khoa gia Xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: Ở bệnh nhân này có nhiều yếu tố “thuận lợi” sinh ra huyết khối, đó là bệnh nhân có tiền sử ung thư, có phẫu thuật lớn và đang hóa trị liệu.

Đồng thời, bằng kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đã chẩn đoán và điều trị thành công nhiều trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch, BS.CKII Trần Hải Nam chia sẻ thêm các yếu tố nguy cơ chính gây ra huyết khối tĩnh mạch, bao gồm:

- Yếu tố nguy cơ mắc phải: Mới phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình; Chấn thương (cột sống, tủy sống, chi dưới), nằm bất động dài ngày (suy tim, đột quỵ...), ung thư, có thai, điều trị horme thay thế, hoặc thuốc tránh thai chứa Oestrogen, hội chứng thận hư... 

Tiêm, truyền có thể là nguyên nhân xuất hiện tình trạng huyết khối (cục máu đông) 

Về nguyên nhân phẫu thuật, tiêm truyền, mới đây tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân, 39 tuổi, có phẫu thuật nâng ngực. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có tiêm truyền tĩnh mạch tay trái gần vị trí đau. Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện đau gần nếp gấp khuỷu trái, sau đó đau lên gần nách trái. Sau thăm khám, bệnh nhân có chẩn đoán xác định bị huyết khối tĩnh mạch nền do biến chứng truyền tĩnh mạch.

- Yếu tố nguy cơ di truyền: Thiếu hụt Protein C, thiếu hụt Protein S, thiếu hụt Antithrombin III...

BS Nam lưu ý, nếu người dân có một trong các yếu tố nguy cơ trên mà xuất hiện dấu hiệu đau, sưng ở chân/tay thì cần đi khám ngay. Hoặc nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đau mơ hồ, đau dọc theo đường tĩnh mạch, không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch (Venous ThromboEmbolism-VTE) bao gồm thuyên tắc phổi (Pulmonary Embolism-PE) và huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis-DVT), là bệnh tim mạch phổ biến thứ ba ở phương Tây, là nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở các nước phát triển. Bệnh gây nhiều hậu quả, trong đó nghiêm trọng nhất là thuyên tắc động mạch phổi. Vì vậy, chẩn đoán chính xác nguyên nhân tắc nghẽn tĩnh mạch do máu cục máu đông có ý nghĩa rất quan trọng để điều trị kịp thời.

Thông thường để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu cần dựa trên tiêu chí sau:

  • Yếu tố nguy cơ: ung thư hoạt động, liệt, yếu cơ, nằm liệt giường, hoặc dấu hiệu lâm sàng (đau dọc đường đi của hệ tĩnh mạch sâu, sưng toàn bộ chi dưới, bắp chân sưng...);
  • Xét nghiệm: D-Dimer;
  • Siêu âm doppler tĩnh mạch;
  • Chụp tĩnh mạch;
  • Hoặc chụp MRI, CT scanner đối với trường hợp chẩn đoán tắc mạch phổi.

Chụp MRI, CT có giá trị chẩn đoán chuyên sâu tắc mạch phổi

Tuy nhiên, theo ThS.BSNT Đào Danh Vĩnh - Giám đốc điều hành Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC việc chẩn đoán này cũng cần được “cá thể hóa” trên từng bệnh nhân. Để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cấp cần dựa trên 3 tiêu chuẩn chính (nhìn thấy huyết khối, ép tĩnh mạch không xẹp, không nhìn thấy tín hiệu dòng chảy trong tĩnh mạch) và 2 tiêu chuẩn phụ (đường kính tĩnh mạch giãn và tĩnh mạch bàng hệ giãn), còn ở ca bệnh này có 4 trong 5 tiêu chí chẩn đoán, tức bệnh nhân thiếu tiêu chí giãn tĩnh mạch màng hệ, do trong giai đoạn cấp tính nên chưa có các tĩnh mạch bàng hệ.

Phân tích hình ảnh bất thường đi đến chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch chi trên bên phải giai đoạn cấp, ThS.BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân này có khá đầy đủ hình ảnh, tiêu chuẩn của huyết khối tĩnh mạch sâu. Thứ nhất, tĩnh mạch sâu giãn so với kích thước tĩnh mạch cánh tay và tĩnh mạch bình thường. Tiêu chuẩn thứ hai, đó là hình ảnh ép đầu dò nhưng tĩnh mạch không xẹp. Và huyết khối này đi cùng với động mạch cánh tay nên có đặc điểm của huyết khối tĩnh mạch sâu. Như vậy, ở ca bệnh này hình ảnh khá điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên.

Với kết quả chẩn đoán xác định, bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú và bệnh nhân chấm dứt tình trạng sưng đau trước đó sau 3 tuần điều trị.

Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là cơ sở y tế uy tín được người dân cả nước trao gửi niềm tin khám chữa bệnh lý tim mạch riêng và bệnh lý đa chuyên khoa nói chung. Bởi tại MEDLATEC đang sở hữu những thế mạnh nổi trội như quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đa chuyên khoa thăm khám và tư vấn như Tim mạch, Chẩn đoán hình ảnh, Hô hấp, Tiêu hóa....

Đồng thời, MEDLATEC là một trong số ít cơ sở y tế cả nước trang bị đồng bộ kỹ thuật chẩn đoán của Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh (gồm máy siêu âm 3D, 4D, siêu âm Doppler, điện tim, lưu huyết não, CT, MRI, MSCT...), Trung tâm Xét nghiệm hiện đại bậc nhất và duy nhất tại Việt Nam quản lý song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP đáp ứng trên 2.000 danh mục xét nghiệm để giải quyết tối đa, hiệu quả nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao và chuyên sâu của người dân.

Mọi thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (hỗ trợ 24/24h).


Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.