Tin tức

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ nhỏ: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 29/03/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Nhọt ống tai ngoài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây mụn nhọt tại ống tai ngoài có thể là do sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn, nấm. Nếu nhận thấy trẻ biểu hiện khó chịu tại vùng tai, bạn nên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị theo chỉ dẫn.

1. Tìm hiểu chung về nhọt ống tai ngoài 

Nhọt ống tai ngoài là bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng khu trú tại khu vực ống tai ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nhiều nốt sưng đỏ chứa mủ bên trong. Bệnh lý này chủ yếu khởi phát tại một bên tai. 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhọt ống tai. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan rộng, khiến khả năng nghe suy giảm. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhọt ống tai ngoài

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhọt ống tai ngoài

2. Nguyên nhân và triệu chứng

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp chẩn đoán và điều trị cho trẻ bị nhọt ống tai, bạn cần nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh. 

2.1. Nguyên nhân

Tình trạng nổi mụn nhọt ở tai, gây nhiễm trùng thường là do sự tấn công của một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus aureus kháng methicillin. Bên cạnh đó, nhiều loại virus, nấm, vi sinh vật khác cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, hình thành mụn nhọt tại ống tai ngoài. 

Những loại vi khuẩn, virus, nấm gây  viêm nang lông sẽ phát triển thuận lợi khi vùng tai không được vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, nhọt ống tai ngoài còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Vành tai, ống tai bị tổn thương do thói quen sử dụng tăm bông hay dụng cụ vệ sinh khác không đúng cách.
  • Yếu tố gây ô nhiễm từ môi trường xâm nhập vào tai. 
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước không đảm bảo, nước xâm nhập vào tai (thường đi đi bơi không có đồ bảo vệ tai hoặc nước hồ bơi không đảm bảo,...) tạo điều kiện thuận lợi cho yếu tố gây bệnh phát triển. 
  • Ảnh hưởng của bệnh lý viêm nang lông, chàm ống tai, tai bị chảy mủ. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm, khiến tác nhân gây bệnh tấn công dễ dàng hơn. 
  • Thường xuyên sử dụng tai nghe và máy trợ thính nhưng những thiết bị này lại không được vệ sinh.

2.2. Triệu chứng 

Khi mụn nhọt phát triển tại vành tai, ống tai ngoài, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý nhọt ống tai ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bị nhọt ống tai còn biểu hiện nhiều triệu chứng khác như: 

  • Trẻ bị đau mỗi khi chạm vào tai, đau lan tỏa ra vùng thái dương, gáy. Đau khi há mồm, nhai hoặc khi ấn vào vành tai. 
  • Lên cơn sốt. 
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hay cáu gắt, quấy khóc, bỏ bú.
  • Ù tai
  • Thính lực giảm nhẹ. 

Bên cạnh triệu chứng khó chịu ở tai, trẻ đôi khi còn lên cơn sốt

Bên cạnh triệu chứng khó chịu ở tai, trẻ đôi khi còn lên cơn sốt

Trong đó, cơn đau tại vùng tai có xu hướng lan đến khu vực thái dương, vùng cổ, vùng gáy khiến trẻ chán ăn, khó ngủ. Trường hợp mụn nhọt bị vỡ, tai sẽ bị chảy mủ có chứa máu. 

Mụn nhọt phát triển tại ống tai ngoài không nguy hiểm bằng mụn mọc sâu trong tai. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng nặng, đau dữ dội. 

3. Phương pháp chẩn đoán 

Nhọt ống tai ngoài có thể được chẩn đoán thông qua triệu chứng, thói quen vệ sinh tai hàng ngày, tiền sử bệnh lý,... Song song với đó, bác sĩ sẽ soi tai hoặc chỉ định thêm xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Cụ thể: 

  • Soi tai: Thông qua soi tai, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện bất thường như các nốt đỏ hồng, sự thay đổi của cấu trúc ống tai hoặc một số bộ phận khác. Tuy nhiên nếu vùng da mặt mụn bị sưng phù, quá trình quan sát dễ bị cản trở. 
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng: Chẳng hạn như xét nghiệm phân tích dịch tai, sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ có khối u

Xét nghiệm phân tích dịch tai giúp phát hiện sự tồn tại của yếu tố gây bệnh

Xét nghiệm phân tích dịch tai giúp phát hiện sự tồn tại của yếu tố gây bệnh

4. Cách thức điều trị 

Phương pháp điều trị cụ thể cho trẻ bị nhọt ống tai cần dựa theo tình hình bệnh lý thực tế. Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn nhọt sẽ dần thuyên giảm nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, phần mụn mủ thường tự vỡ. Nếu dịch mủ, máu cùng phần nhân thoát ra ngoài, triệu chứng có thể dần biến mất. Tuy vậy, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, trẻ cần được can thiệp điều trị. 

  • Điều trị bằng các loại thuốc: Chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. 
  • Các phương pháp điều trị khác: Trong một số trường hợp, trẻ sẽ được dẫn lưu mủ. Kỹ thuật chích rạch mủ cần tiến hành tại cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị hỗ trợ, bác sĩ có trình độ chuyên môn. 

Phần lớn trẻ bị nhọt ống tai ngoài đều chỉ cần dùng thuốc

Phần lớn trẻ bị nhọt ống tai ngoài đều chỉ cần dùng thuốc

5. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị nhọt ống tai ngoài 

Trường hợp phát hiện mụn nhọt ở tai của trẻ, bạn nên cho trẻ đi khám. Trong quá trình điều trị, bạn hãy cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn, chăm sóc trẻ đúng cách. Sau đây là những lưu ý, bạn cần ghi nhớ trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị nhọt ống tai ngoài: 

  • Vệ sinh tai cẩn thận cho trẻ: Khi vệ sinh tai cho trẻ, bạn có thể sử dụng tăm bông, nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi vệ sinh tai, bạn hãy lau khô tai cho trẻ. 
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ dẫn: Khi cho trẻ dùng thuốc, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ biểu hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ. 
  • Duy trì chế độ ăn uống đủ chất: Để tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, bạn ưu tiên cho trẻ bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. 
  • Không tự ý nặn mụn: Bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn trên tai của trẻ. Vì khi nặn mụn không đúng cách, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. 
  • Lưu ý vệ sinh tay hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, không nên ngoáy chọc vào tai. 
  • Một số lưu ý khác: Hạn chế để trẻ chạm tay vào mụn, để trẻ nghỉ ngơi thoải mái. 

Bạn nên ưu tiên cho trẻ bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng cường hệ miễn dịch

Bạn nên ưu tiên cho trẻ bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng cường hệ miễn dịch

Trong thời gian điều trị, bạn cần chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu nhận thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm, xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế. 

Nhọt ống tai ngoài không phải bệnh lý quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng nhiễm trùng tai này có xu hướng khởi phát ở trẻ nhỏ. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nổi mụn đỏ hồng tại vành tai và ống tai ngoài. Khi nhận thấy trẻ biểu hiện dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng cho trẻ đi khám tại chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động đặt lịch khám theo nhu cầu, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ