Tin tức
Nội soi mật tụy ngược dòng: Quy trình thực hiện và một vài nguy cơ biến chứng
- 03/03/2025 | Thực đơn hàng ngày cho người cắt túi mật cần những gì để bệnh nhân nhanh hồi phục?
- 17/03/2025 | Sỏi túi mật có tự hết không? Làm sao để kiểm soát bệnh?
- 02/01/2025 | Cảnh báo triệu chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu
- 14/01/2025 | Phác đồ điều trị viêm tụy cấp bao gồm những bước nào?
- 03/02/2025 | Ung thư tuyến tụy - Bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, cần phát hiện và điều trị sớm
1. Quy trình nội soi mật tụy ngược dòng
nội soi mật tụy ngược dòng ERCP là kỹ thuật nội soi tá tràng kết hợp với X-quang để chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp với những bệnh lý về mật và tụy. Dưới đây là quy trình thực hiện phương pháp này:
- Người bệnh được gây mê cho ngủ bằng cách sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ qua đường tĩnh mạch, và có thể gây tê hầu họng bằng thuốc gây tê dạng xịt, thực hiện tiêm thuốc an thần đường tĩnh mạch cổ tay và dùng thuốc gây tê dạng xịt. Sau đó, một dụng cụ bảo vệ sẽ được đặt vào miệng bệnh nhân.
- Bệnh nhân nằm nghiêng trên giường. Bác sĩ đưa ống nội soi qua đường miệng, xuống thực quản (bệnh nhân không nuốt do đã gây mê). Bác sĩ sẽ đẩy ống nội soi qua thực quản, dạ dày đến nhú tá tràng. Tiếp đó, không khí sẽ được bơm vào dạ dày để bề mặt ống tiêu hóa căng ra và bác sĩ có thể dễ dàng quan sát đường đi, để đưa ống soi luồn vào ống mật hoặc ống tụy.
- Bác sĩ tiêm chất cản quang vào ống dẫn mật và thực hiện chụp X-quang. Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng tắc nghẽn, sỏi mật và những khối u tại cơ quan này một cách rõ ràng, nhanh chóng.
- Trong khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể thực hiện điều trị cho người bệnh nếu kết quả cho thấy bất thường.
Nội soi ERCP có thể được sử dụng trong điều trị, loại bỏ sỏi mật
Phương pháp nội soi tụy mật ngược dòng không chỉ được dùng trong chẩn đoán bệnh đơn thuần mà thường được áp dụng như một kỹ thuật điều trị. Đây là phương pháp có thể thay thế được nhiều các loại phẫu thuật ở những trường hợp mắc bệnh ống mật chủ và ống tụy.
2. Chỉ định và chống chỉ định
Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng có thể được chỉ định và chống chỉ định với những trường hợp sau:
2.1. Chỉ định
Nội soi mật tụy ngược dòng được áp dụng phổ biến trong những trường hợp cần chẩn đoán và lấy sỏi trong ống mật. Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định trong các trường hợp:
- Cần đánh giá và điều trị hẹp ống mật.
- Xác định và điều trị rò mật sau mổ, rối loạn chức năng cơ vòng Oddi.
- Cần được chẩn đoán và điều trị viêm tụy cấp không rõ nguyên nhân và những trường hợp tái phát bệnh.
- Chẩn đoán và điều trị sỏi ống tụy khi người bệnh đã xuất hiện triệu chứng.
- Đánh giá và điều trị cho những trường hợp bị hẹp ống tụy có triệu chứng.
- Đánh giá và điều trị sự rò rỉ ống tụy.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được thực hiện siêu âm ổ bụng, chụp cộng hưởng từ trước để bác sĩ đánh giá sơ bộ về tình trạng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc có cần thiết thực hiện nội soi ERCP hay không.
2.2. Chống chỉ định
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng. Phương pháp này chống chỉ định tuyệt đối với những bệnh nhân sau:
- Người mắc các bệnh tim, phổi nghiêm trọng.
- Người mới bị nhồi máu cơ tim.
- Các trường hợp bị rối loạn đông máu.
- Người bị giảm tiểu cầu hoặc các trường hợp dị ứng với chất cản quang.
Người bị rối loạn đông máu không nên nội soi ERCP
Một số trường hợp có bất thường về cấu trúc thực quản và dạ dày hay ruột non,... bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có thực hiện nội soi ERCP cho bệnh nhân hay không.
3. Người bệnh cần làm gì trước khi nội soi ERCP?
Dưới đây là quy trình thực hiện:
- Người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật này ít nhất 6 tiếng và nhịn uống tối thiểu 2 tiếng.
Trước khi nội soi, bệnh nhân cần nhịn ăn
- Nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về việc ngừng sử dụng thuốc trước khi nội soi.
4. Nguy cơ biến chứng
Nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp có can thiệp nên sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định, có thể kể đến như:
- Nguy cơ viêm tụy.
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Tuy rất ít khi xảy ra nhưng vẫn có những trường hợp bị suy giảm chức năng hô hấp và tim mạch do gây mê.
- Một số biến chứng khác: Phản ứng dị ứng, tổn thương thanh quản.
Trong vòng 72 giờ sau nội soi, bệnh nhân cần cẩn trọng và theo dõi sức khỏe, không nên chủ quan dù là những thay đổi nhỏ nhất. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau bụng, trong phân lẫn máu, phân có màu như bã cà phê,... bệnh nhân không nên chủ quan mà cần ngay lập tức quay lại cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Trên đây là quy trình nội soi mật tụy ngược dòng và một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi áp dụng thủ thuật này. Nội soi ERCP không chỉ đơn thuần là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mà còn được ứng dụng rất phổ biến với mục đích điều trị bệnh liên quan đến túi mật, ống mật, ống tụy. Trong đó, phổ biến là đặt stent, loại bỏ sỏi và cắt cơ vòng.
Phương pháp can thiệp này có thể mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh nhưng lại tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, để cuộc nội soi được diễn ra an toàn và nhanh chóng, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, đây là thủ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm cùng với thiết bị máy móc hiện đại. Chính vì thế, người bệnh nên cân nhắc, lựa chọn thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.
Mọi thắc mắc về nội soi mật tụy ngược dòng hay các vấn đề về sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám bệnh, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
