Tin tức
Nữ bị quai bị có vô sinh không và cách chữa trị
- 17/05/2020 | Người mắc quai bị kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?
- 13/04/2021 | Chỉ điểm những triệu chứng quai bị dễ nhận diện
- 01/11/2023 | Biến chứng quai bị nguy hiểm như thế nào? Có thể chữa khỏi không?
1. Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (virus Mumps) gây ra, chủ yếu lây qua đường hô hấp như qua nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh.
Quai bị thường gây viêm tuyến nước bọt, khiến vùng mặt và hàm bị sưng đau. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nhưng biến chứng có thể kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
1.1. Triệu chứng của bệnh quai bị
Triệu chứng của quai bị ban đầu khá giống với nhiều bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác, như: sốt, đau đầu, mệt mỏi,… Sau đó, vùng hàm và tuyến nước bọt sẽ bắt đầu sưng đau ở 1 hoặc cả 2 bên, khiến cho khuôn mặt bị biến dạng, đồng thời việc nhai và nuốt trở nên khó khăn. Ở một số trường hợp nặng hơn hoặc không được điều trị đúng cách, quai bị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho hệ tim mạch, não và màng não, chức năng sinh sản,….
Triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị là vùng hàm bị sưng và đau khiến việc nhai nuốt trở nên khó khăn
1.2. Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị
Quai bị thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 19 tuổi, tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh. Đặc biệt, người lớn khi mắc quai bị sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn so với trẻ em. Tỷ lệ bệnh ở nam sẽ cao hơn ở nữ. Với phụ nữ, quai bị có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, gây lo ngại về khả năng sinh sản sau này.
2. Giải đáp nữ bị quai bị có vô sinh không?
“Nữ bị quai bị có vô sinh không?” đây là một trong những thắc mắc lớn nhất của phụ nữ mắc bệnh quai bị, đặc biệt khi họ chưa có gia đình hoặc chưa có con.
Nữ bị quai bị có vô sinh không là thắc mắc lớn nhất của phụ nữ bị mắc bệnh quai bị
Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ dẫn đến viêm buồng trứng. Viêm buồng trứng do virus quai bị thường gây đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường hoặc rong kinh kéo dài, dịch tiết âm đạo có mùi, màu sắc bất thường.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 7/100 phụ nữ mắc quai bị có nguy cơ bị viêm buồng trứng. Nếu viêm buồng trứng xảy ra, nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh, nếu không được điều trị kịp thời.
3. Điều trị quai bị ở phụ nữ
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, vì vậy chủ yếu phương pháp điều trị là nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là cách xử lý khi bị quai bị:
- Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng: Khi xuất hiện các dấu hiệu đau, sưng ở vùng mang tai, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Viêm tuyến nước bọt có thể do quai bị nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh khác và tất cả đều cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh quai bị, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám ngay
- Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt để giảm triệu chứng: Các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bổ sung nước và chất điện giải: Người bị quai bị cần uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt là các loại dung dịch bù điện giải như Oresol giúp cân bằng lượng điện giải trong cơ thể.
- Chườm mát vùng sưng: Chườm mát vùng mang tai bị sưng có thể giúp giảm sưng đau tại khu vực này.
- Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Để giảm áp lực lên tuyến nước bọt, người bệnh nên ăn các món mềm như cháo, súp, và tránh các thực phẩm cứng, cay nóng hoặc có tính acid.
- Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm: Khi bác sĩ xác định bạn có bội nhiễm do vi khuẩn, bạn sẽ được kết thuốc kháng sinh để điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh vì chúng không có tác dụng với virus quai bị.
- Nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với người khác: Người bệnh quai bị cần nghỉ ngơi tại nhà và tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, để hạn chế lây lan.
- Theo dõi biến chứng: Nếu bệnh nhân nữ có dấu hiệu bị viêm buồng trứng, cần nhập viện để theo dõi, điều trị, ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Việc chăm sóc đúng cách khi bị quai bị là yếu tố quan trọng để giảm bớt khó chịu và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
4. Biện pháp phòng ngừa quai bị và bảo vệ sức khỏe sinh sản
4.1. Tiêm vaccine phòng quai bị
Phương pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella) được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi và nhắc lại một lần vào 4-6 tuổi. Vaccine này giúp tạo miễn dịch hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và lây lan quai bị trong cộng đồng.
4.2. Tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh việc tiêm vaccine, việc tăng cường sức đề kháng cũng là biện pháp phòng ngừa quai bị hữu hiệu. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.
4.3. Đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên
Vì quai bị là bệnh lây qua đường hô hấp, việc đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nữ bị quai bị có vô sinh không và hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh quai bị để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn được tư vấn kỹ lưỡng hơn, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!