Tin tức
PTSD là gì?
- 10/02/2023 | Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì, có nghiêm trọng không?
- 19/04/2023 | Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Bệnh có điều trị được không?
- 01/02/2024 | Rối loạn lo âu bệnh tật có thể gây ra những tác hại gì?
- 01/10/2023 | Rối loạn cảm xúc: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- 01/01/2024 | Bài tập chữa rối loạn lo âu hiệu quả và dễ thực hiện
1. PTSD là gì?
Nhiều người thắc mắc “PTSD là gì”. Đây là cụm từ viết tắt của căn bệnh rối loạn stress sau sang chấn. Khi chiến tranh kết thức, căn bệnh này rất thường gặp ở những cựu quân nhân, do đó, bệnh PTSD còn được gọi là “hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” hay “sốc vỏ đạn”.
Bệnh PTSD ngày càng phổ biến
Khi trải qua những sự kiện kinh hoàng chẳng hạn như chấn thương thể xác, thảm họa thiên nhiên, nỗi đau mất người thân,... tất cả chúng ta đều có thể xảy ra những phản ứng tâm lý như căng thẳng, sợ hãi, sốc hay cảm thấy tội lỗi,... Sau đó, những triệu chứng này sẽ dần mất đi và chúng ta hoàn toàn có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh PTSD hay chính là tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn, họ cảm thấy vô cùng sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi, bất lực, sốc khi chứng kiến hoặc bản thân họ phải trải qua những sự kiện kinh khủng nào đó. Tình trạng này sẽ diễn ra trong suốt một thời gian dài và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
2. PTSD gây ra những triệu chứng gì?
Khi trải qua những sự kiện kinh hoàng, những triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn sẽ xảy ra trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bệnh kéo dài trong vòng nhiều năm kể từ khi sự kiện đó kết thúc. Ở mỗi bệnh nhân, mức độ triệu chứng cũng như thời gian kéo dài triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng PTSD thường gặp:
Người bệnh thường né tránh mọi người xung quanh
- Cơn hồi tưởng: Nó có thể là ảo giác hay ký ức. Những cơn hồi tưởng sẽ xuất hiện sau khi sự kiện đó đã kết thúc. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bối cảnh nào đó, hình ảnh, sự vận nào đó,... gợi nhớ về sự kiện kinh hoàng đã qua, người bệnh cảm thấy đau đớn, sợ hãi đến tột cùng.
- Né tránh: Người bệnh sợ hãi, đau khổ và không muốn nhớ lại sự kiện đã qua nên họ thường né tránh mọi người xung quanh, né tránh những địa điểm, những tình huống,... có liên quan hay gợi nhớ về sự kiện trong quá khứ.
Tuy nhiên, chính sự né tránh đó đã khiến người bệnh ngày càng thu mình lại, tự cô lập mình với những người xung quanh, thậm chí tách rời với xã hội. Dần dần, họ không còn cảm thấy hào hứng với những hoạt động những sở thích trước đó của mình.
- Nhạy cảm hơn: Khi mắc chứng PTSD, người bệnh rất nhạy cảm. Họ có thể phản ứng quá mức với những người xung quanh, chính vì thế, giao tiếp với mọi người lại càng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường hay mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị giật mình khi ngủ, khó tập trung làm việc, dễ cáu gắt, hay giận dữ vì những sự việc rất bình thường. Đồng thời, sức khỏe thể chất của người bệnh PTSD cũng xảy ra nhiều vấn đề, bệnh nhân bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, thở nhanh hơn, gặp phải tình trạng căng cơ, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.
- Suy nghĩ tiêu cực: Khi bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, bệnh nhân thường né tránh những ký ức buồn. Cách nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống và những cảm xúc của người bệnh thường xuyên ở trạng thái tiêu cực. Đối với trẻ nhỏ bị PTSD, trẻ sẽ có thể gặp phải một số vấn đề về ngôn ngữ, chậm phát triển kỹ năng,...
3. Nguyên nhân gây bệnh PTSD
Hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể do những nguyên nhân sau:
- Do người bệnh trực tiếp trải qua sự kiện đau buồn, chẳng hạn như gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng, bị bạo lực gia đình trong suốt một thời gian dài, bị lạm dụng tình dục, suýt chết đuối, bị bỏ rơi từ khi còn quá nhỏ, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị đe dọa, đã từng bị nhốt trong một không gian kín, mất người thân đột ngột, từng phải chứng kiến những thảm họa thiên nhiên kinh hoàng,...
Nguyên nhân gây PTSD là do người bệnh trực tiếp trải qua sự kiện đau buồn
- Do chứng kiến những sự kiện đau buồn xảy ra với người khác trong nhiều tình huống như chứng kiến cảnh dịch bệnh, chứng kiến tai nạn giao thông, chứng kiến vụ hỏa hoạn,....
- Chứng kiến người thân trải qua sự kiện đau buồn cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
- Thường xuyên tiếp xúc với những sự kiện đau thương do đặc thu công việc, chẳng hạn như bác sĩ, lính cứu hỏa, quân nhân đã từng tham gia chiến tranh,...
4. Điều trị PTSD bằng những phương pháp nào?
Trước hết, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe thể chất cho người bệnh, đo nhịp tim, đo huyết áp, thực hiện xét nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ bệnh. Sau đó, sẽ khai thai thông tin từ người bệnh để có thể đánh giá cụ thể hơn về tâm lý hiện tại của bệnh nhân.
Mục tiêu điều trị hội chứng PTSD là giúp bệnh nhân sớm cải thiện triệu chứng bệnh. ổn định tâm lý để có thể phản ứng tốt hơn với những sự kiện đã gây ra hội chứng PTSD. Thông thường, bác sĩ có thể dùng thuốc, điều trị tâm lý hoặc cũng có thể kết hợp hai phương pháp nêu trên để có được hiệu quả nhanh và tốt nhất.
- Sử dụng thuốc điều trị, có thể kết hợp nhiều loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu,... để cải thiện triệu chứng bệnh và kiểm soát một số vấn đề liên quan. Người bệnh nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị PTSD bằng liệu pháp tâm lý là phương pháp tối ưu
- Điều trị tâm lý: Tùy theo mức độ bệnh và từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể. Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ, người thân, bạn bè để bệnh nhân có thể sớm vượt qua hội chứng rối loạn sau sang chấn.
Hi vọng rằng, với những thông tin trên bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “PTSD là gì”, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh. Khi thấy có dấu hiệu bất ổn, cần đưa người bệnh đi khám sớm để được kiểm tra, điều trị kịp thời và sớm cải thiện bệnh, quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!