Tin tức
Răng cấm là gì? Khi nào cần trồng răng cấm?
- 01/10/2023 | Có nên trồng răng số 7 không? Thực hiện bằng phương pháp nào?
- 01/10/2023 | Tại sao cần trồng răng số 6?
- 01/11/2023 | Trồng răng hàm bị sâu bằng phương pháp nào?
- 01/11/2023 | Các phương pháp trồng răng cửa - Liệu trồng răng Implant có tốt không?
- 01/11/2023 | Trồng răng khểnh: các phương pháp và một số lưu ý
1. Răng cấm là gì?
Nhiều người thấy khá xa lạ với cụm từ “răng cấm” và không hiểu răng cấm là gì. Đây thực chất là tên gọi khác của răng cối hay chính là răng hàm ở vị trí số 6 và số 7.
Vị trí răng cấm
Những chiếc răng này có mặt nhai lớn, chỉ mọc một lần và thường liên quan tới nhiều dây thần kinh rất quan trọng. Răng cấm nằm trong cùng cung hàm nên cần chú ý vệ sinh cẩn thận hơn để phòng tránh việc thức ăn bị mắc tại đây và gây bệnh về răng miệng.
2. Mất răng cấm gây ra những hậu quả gì?
Khi mới bị mất răng cấm, bạn cũng cảm thấy không có gì bất thường và không quá đau đớn. Tuy nhiên, càng về sau thì những vấn đề sẽ càng rõ ràng hơn. Dưới đây là một số hậu quả khi mất bị mất răng cấm:
- Lực nhai bị giảm sút vì răng cấm đóng vai trò chủ chốt trong việc nhai và nghiền thức ăn.
- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa: Khi thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gặp phải nhiều áp lực và dẫn tới nhiều bệnh lý.
Nhai thức ăn khó khăn khi bị mất răng cấm
- Nếu tình trạng mất răng diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương hàm, khiến cho vùng má hóp lại, khung xương mặt bị mất cân đối, cơ mặt chảy xệ,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
- Các răng trên khung hàm có xu hướng đổ rạp về vị trí răng bị mất, dẫn tới lệch khớp cắn.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: Khi bị mất răng cấm, những mảng bám thức ăn dễ bị mắc vào khoảng trống do mất răng gây ra, từ đó khiến vi khuẩn tích tụ lại và gây những bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,... và một số bệnh lý khác.
3. Các phương pháp trồng răng cấm
Dưới đây là một số phương pháp trồng răng cấm phổ biến:
- Trồng răng giả hàm tháo lắp: Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng này đã ra đời từ rất sớm. Răng giả được thiết kế như kích thước của răng thật và được trồng trên hàm giả bằng nhựa. Khi dùng, bệnh nhân sẽ đeo hàm răng giả này.
Để thực hiện, chỉ cần lấy dấu răng để có thể chế tác thành hàm răng giả có kích thước như hàm răng thật. Thông thường, quá trình làm hàm răng giả chỉ mất khoảng một tuần. Hàm răng giả cũng dễ tháo lắp để vệ sinh nên rất tiện lợi và phù hợp với người lớn tuổi.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng tiêu xương, khiến 2 má hóp vào và khuôn mặt trở nên mất cân đối. Thường xuyên phải đi khám để thiết kế hàm mới vừa vặn hơn. Hàm răng giả sẽ chỉ có thể hỗ trợ một phần sức nhai của răng, không chắc chắn như răng thật. Khi nhai, người bệnh có thể cảm thấy hơi vướng víu.
- Phương pháp làm cầu răng sứ: Là phương pháp dùng những chiếc răng bên cạnh làm trụ để đỡ cho phần răng đã bị mất ở giữa. Khi thực hiện, các nha sĩ bắt buộc phải mài 2 chiếc răng bên cạnh mới có thể lắp cầu sứ. Do đó, điều kiện đủ để thực hiện phương pháp này là 2 răng bên cạnh răng bị mất phải khỏe.
Làm cầu răng sứ cũng không mất quá nhiều thời gian để thực hiện, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ bị tiêu xương hàm, gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Trồng răng implant giúp phòng tránh nguy cơ tiêu xương hàm
- Phương pháp cấy ghép Implant: Là phương pháp thay thế răng bị mất bằng răng giả với chân răng bằng trụ Implant, phần mão răng được thay bằng phần mão sứ giống như răng thật.
Đây được đánh giá là phương pháp mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại có thể phục hồi chức năng nhai và nghiền thức ăn như răng thật. Được làm từ chất liệu titanium nên phần chân răng có thể tương thích sinh học với xương hàm. Đây cũng chính là lý do giúp phương pháp trồng răng implant khắc phục được biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây ra. Trồng răng implant có độ bền rất cao.
Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là cần nhiều thời gian thực hiện vì cần chờ lành thương và tích hợp chân răng nhân tạo với xương hàm và lợi. Hơn nữa, thời gian lành thương còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
4. Trồng răng cấm có đau không?
Trước khi trồng răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau. Sau vài giờ hoặc vài ngày trồng răng, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu và chỉ đau nhẹ nhưng không đáng kể và trong mức chịu đựng. Cảm giác này sẽ dần thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy đau nhức và khó chịu, bạn nên đến những cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến trồng răng tại những cơ sở nha khoa uy tín.
5. Trồng răng cấm giá bao nhiêu?
Chi phí trồng răng cấm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không thể đưa ra con số cụ thể vì mỗi phương pháp trồng răng sẽ có mức giá khác nhau và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người cũng khác nhau.
MedDental là địa chỉ trồng răng cấm với mức chi phí hợp lý
Phương pháp hàm giả tháo lắp là phương pháp có mức chi phí thấp nhất vì không tác động trực tiếp đến phần răng lợi và quá trình thực hiện rất đơn giản. Phương pháp làm cầu răng sứ có mức giá nhỉnh hơn hàm giả tháo lắp nhưng thấp hơn nhiều so với cấy ghép Implant. Trồng răng Implant có mức chi phí cao nhất nhưng lại có ưu điểm vượt trội. Tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp trồng răng cấm phù hợp.
Hệ thống nha khoa MedDental –Thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ nha khoa trồng răng cấm, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe răng miệng uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Ưu điểm của MedDental là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MedDental cũng được trang bị nhiều loại máy móc, thiết bị y tế hiện đại.
Để được đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 400 066, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!